Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII:

Cán bộ lãnh đạo phải là người có uy tín cao trong Đảng, nhân dân

VƯƠNG TRẦN |

Quy định 214 về Khung tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được ban hành. So với Quy định 90 trước đây, nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí được đặt cao hơn, rõ hơn. Trong 5 tiêu chuẩn chung của các chức danh cán bộ diện Trung ương quản lý, thì Quy định 214 nêu rõ hơn tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo phải là người có uy tín cao trong Đảng và nhân dân.

Nâng cao vai trò của nhân dân

Trao đổi với PV Lao Động, PGS-TS Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết: Đảng ta ngày càng hoàn thiện những quy chế, quy định. Để từ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thì Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35.

Lần này, Quy định 214 chúng ta tiếp tục ban hành những quy định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá các đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, kể cả tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá các chức danh là lãnh đạo chủ chốt là lãnh đạo Đảng, Nhà nước đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các chức danh khác.

Tiến tới Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, để thực hiện những công việc liên quan tới vấn đề nhân sự, với tinh thần rà soát lại các quy định trước đây liên quan tới đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì chúng ta thấy rằng thực tiễn cần phải bổ sung những cái mới trong quy định 214 này.

“Một trong những điểm mới trong Quy định 214 là nhấn mạnh tới vai trò của nhân dân. Đảng ta ra đời, nếu nói thật gọn là vì nước, vì dân, phục vụ nhân dân, không có lợi ích nào khác. Nên một trong những tiêu chí với đội ngũ cán bộ là phải có uy tín trong Đảng và nhân dân. Lần này chúng ta bổ sung thêm quy định này với những đối tượng áp dụng Quy định 214 phải có uy tín trong Đảng và nhân dân. Tôi cho điều này là rất đúng với nguyện vọng của nhân dân” - ông Thông nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thông, một điểm mới nữa là trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch đang tấn công dữ dội vào nền tảng tư tưởng, tung đủ loại quan điểm sai trái để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì lần này phải nhấn mạnh đến bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái.

Điều chỉnh quy định bám sát thực tiễn

Nói về điểm mới trong công tác lựa chọn, đánh giá cán bộ của Quy định 214, ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương - cho rằng, “lâu nay nhiều người vẫn nói việc đánh giá cán bộ còn chung chung, thì quy định này đã cụ thể hoá và định lượng rõ ràng hơn”.

Tiêu chí đánh giá cũng nêu chi tiết về chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, đây là văn bản làm cơ sở cho việc nhận xét, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử... trước thềm đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Theo ông Hà, Quy định 214 đã sửa đổi một số tiêu chuẩn, tiêu chí. Đơn cử như quy định: Cán bộ được điều động, luân chuyển từ nơi khác đến, không nhất thiết phải đảm bảo tiêu chuẩn “đã kinh qua chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp”. “Trước đây quy định khi bổ nhiệm giữ chức vụ là lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp dưới. Như vậy trước khi làm chủ chốt ở cấp tỉnh thì anh phải làm chủ chốt ở cấp huyện.

Trong thực tiễn, Trung ương điều động, luân chuyển nhiều đồng chí là Thứ trưởng ở các bộ về địa phương. Do vậy nếu cứ giữ những tiêu chuẩn cũ thì sẽ rất khó. Ví dụ trong thực tiễn đặt ra một vấn đề, Bộ Chính trị quyết định điều động, luân chuyển một đồng chí Thứ trưởng về làm Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh hay làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy thì đồng chí Thứ trưởng đó sẽ chưa thể qua được vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Do đó, Quy định 214 đã điều chỉnh lại sát với thực tiễn hơn” - ông Hà nhấn mạnh.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Ban Kinh tế Trung ương góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La

Thiên Bình |

Chiều 21.2, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì Hội nghị.

Phê chuẩn kết quả bầu ông Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội

Vương Trần |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa phê chuẩn kết quả bầu ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội giữ chức vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV Thành phố Hà Nội.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về Chiến lược phát triển năng lượng

Phạm Dung |

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết (NQ) về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.