Cần đảm bảo hạ tầng, điều kiện sống cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới

PHẠM ĐÔNG |

Góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh chỉ rõ cần đảm bảo hạ tầng, điều kiện sống cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới sau khi địa phương thu hồi đất để phục vụ xây dựng các dự án, mục đích khác. 

Tiền sử dụng không hợp lý sẽ không giải quyết được nhu cầu của dân

Chiều 21.6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Bình Định) cho rằng, việc quy định đất sử dụng đa mục đích là cần có đất cho hoạt động thể dục thể thao. Bởi trên thực tế, đất dành cho lĩnh vực này vẫn còn thiếu.

Về thu hồi đất, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đồng ý với việc cần đảm bảo cuộc sống của người dân bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, cần đảm bảo hạ tầng, điều kiện sống cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới sau khi địa phương thu hồi đất để phục vụ xây dựng các dự án, mục đích khác…

Đại biểu đồng ý với các quy định về dự thảo hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, được vay tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, giao đất có mục đích sử dụng với cùng với loại đất thu hồi.

Tuy nhiên, đại biểu cũng chỉ rõ, mỗi gia đình, cá nhân có hoàn cảnh riêng và có nhu cầu khác nhau về đời sống và việc làm. Vì vậy, Nhà nước cần có nhiều chính sách để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. Tiền là vật ngang giá chung nhưng sử dụng không hợp lý sẽ không giải quyết được nhu cầu đa dạng của người dân.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị, các chính sách có thể quy ra tiền để người dân thấy mình được hưởng lợi như người khác, đảm bảo công bằng. Nhưng đối với chính sách đào tạo nghề cho người chưa có việc làm thì nên hạn chế việc truy tìm trực tiếp mà tạo điều kiện để người dân được học nghề phù hợp với khả năng của họ.

Sau khi thu hồi đất, ngoài việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, có đường giao thông kết nối với các khu vực lân cận thì Nhà nước cần ưu tiên bố trí các tuyến phương tiện giao thông công cộng trong khu vực đến khu tái định cư để người dân đi lại thuận tiện và tiết kiệm trong sinh hoạt, công việc, học tập... từ nơi ở mới đến hạ tầng xã hội và khu vực lân cận.

Cần đánh giá tác động xã hội đối với nguyên tắc bồi thường

Phát biểu ý kiến, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) quan tâm đến quy định liên quan đến bồi thường. Đại biểu cho rằng, việc bồi thường bằng đất, các mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở, nội dung này được mở rộng so với Luật Đất đai năm 2013.

Theo đại biểu, về lý thuyết thì nội dung nguyên tắc này là rất tốt, sẽ được người dân đón nhận và đồng tình ủng hộ. Nhưng thực tế, đại biểu cho rằng, khi thực hiện sẽ rất khó khăn và vướng mắc hơn rất nhiều so với bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường bằng tiền.

Bởi lẽ, còn phải thống nhất với người bị thu hồi về khối lượng, số lượng. Do vậy, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động về mặt xã hội và để đảm bảo luật có tính khả thi về giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Đại biểu Trần Văn Tiến phát biểu. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Trần Văn Tiến phát biểu. Ảnh: Quốc hội

Đóng góp ý kiến đối với quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) đề nghị bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất đối với các dự án phát triển khu đô thị, cải tạo chung cư cũ, khu dân cư nông thôn, dự án chỉnh trang đô thị, dự án chỉnh trang khu dân cư nông thôn.

Đại biểu cho rằng, đây là mảng trọng yếu, nhà nước phải làm nhưng rất cần xã hội hóa việc giải phóng mặt bằng thường tư nhân không làm hoặc khó làm.

Bên cạnh đó, đưa các dự án công viên thể dục thể thao, trường học, bệnh viện vui chơi giải trí vào trường hợp thu hồi đất hoặc đối với các dự án phát triển thương mại, dịch vụ và trường hợp thu hồi đất nếu có quy mô lớn, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương thì được thực hiện cho thu hồi đất và đấu thầu dự án đầu tư theo quy định. Chi tiết của việc này do HĐND cấp tỉnh quyết nghị.

Đối với giá đất để tính tiền thuê đất hàng năm, đại biểu cho biết, quy định tại dự thảo trình kỳ họp lần này đã có chỉnh sửa so với dự thảo trước đây. Theo đó, tiền thuê đất hàng năm cho kỳ tiếp theo 5 năm không được tăng quá 15% so với chu kỳ trước đó. Quy định này đã phần nào tháo gỡ bài toán hiệu quả của dự án đầu tư có thể thuê đất trả tiền hàng năm.

Tuy nhiên, việc quy định tăng không quá 15% so với chu kỳ trước đó cũng là con số khó đánh giá, nhất là với thị trường như hiện nay và tránh thất thoát chênh lệch địa tô.

Đại biểu kiến nghị, tiền thuê đất hàng năm được ổn định trong vòng 5 năm đầu tiên và trong trường hợp tiền thuê đất hàng năm có tăng thì không được vượt quá biên độ nới rộng là 20% tiền thuê đất mà người sử dụng đất trả trong năm đầu tiên tính cho cả thời gian dự án. Nếu có trường hợp đặc biệt sẽ do HĐND quyết nghị.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội đề nghị phải quy định thẩm quyền, phạm vi thu hồi đất

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền, mục đích phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể của việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Đề nghị bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, chưa tương thích với Luật Nhà ở để tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho công nhân.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định thuế cao với người nhiều nhà, đầu cơ đất

PHẠM ĐÔNG |

Một số nội dung, chủ trương liên quan chưa được thể hiện trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vì không thuộc phạm vi điều chỉnh như: Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất...

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Trương Mỹ Lan muốn giải tỏa kê biên hàng loạt tài sản

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xử xét ngày 30.9, Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa tài sản đã bị kê biên để khắc phục hậu quả.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Đại biểu Quốc hội đề nghị phải quy định thẩm quyền, phạm vi thu hồi đất

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền, mục đích phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể của việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Đề nghị bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, chưa tương thích với Luật Nhà ở để tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho công nhân.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định thuế cao với người nhiều nhà, đầu cơ đất

PHẠM ĐÔNG |

Một số nội dung, chủ trương liên quan chưa được thể hiện trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vì không thuộc phạm vi điều chỉnh như: Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất...