Dịch COVID-19 bước vào giai đoạn phức tạp:

Cần giải pháp, chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

Phong Nguyễn |

Mới đây, tại buổi thảo luận các giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội trong tình hình hiện nay do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì, các chuyên gia kinh tế chung nhận định: Với bối cảnh thế giới cũng như Việt Nam đã thay đổi lớn ở giai đoạn dịch bệnh mới, đòi hỏi cần có cách tiếp cận khác, phù hợp hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh, phục hồi tăng trưởng, phát triển kinh tế...

Cần chính sách mới phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp  

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa biết bao giờ kinh tế thế giới mới nối lại các chuỗi sản xuất, cung ứng cũng như các hoạt động du lịch, đi lại, sản xuất... Việt Nam đã khống chế dịch tốt ở giai đoạn đầu và đang phải đối phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở giai đoạn 2.

Do vậy, việc nhanh chóng nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, chính sách cho giai đoạn hiện nay là rất quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại, duy trì sản xuất ở mức hợp lý nhất, tranh thủ cơ hội để nhanh chóng khắc phục, phục hồi lại nền kinh tế với thời gian ngắn và chi phí thấp để nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế và giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn.

“Các chính sách mới đòi hỏi phải đủ mạnh, phải có hành động đặc biệt để cứu doanh nghiệp và nền kinh tế. Phải nắm chắc được tình hình, biết được mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào với nền kinh tế đất nước. Cùng với đó, báo cáo đánh giá tác động cần đầy đủ, toàn diện hơn và sâu hơn về tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt tách bạch giữa chính sách đã ban hành và chính sách mới. Phải đánh giá được tác động của chính sách đã ban hành đối với cuộc sống, các đối tượng thụ hưởng và đối với nền kinh tế để tiếp tục đề xuất, ban hành những chính sách mới với những giải pháp căn cơ, dài hơi hơn” - Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Do đó, các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị của Bộ KHĐT phải nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để có được bức tranh toàn cảnh của từng ngành, lĩnh vực, từ đó xây dựng được các cơ chế, chính sách phù hợp. Đồng thời, phải nghiên cứu, đề xuất các kịch bản tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay, để đạt được các mục tiêu của quý III, IV. Theo đó, cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực còn dư địa để kích thích phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến 5 nhóm nguyên tắc trong xây dựng các giải pháp, chính sách mới nhằm kịp thời khắc phục những khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội trong tình hình hiện nay.

Thứ nhất, các giải pháp, chính sách phải bao quát, toàn diện các đối tượng, đủ lớn và đủ mạnh để kích thích nền kinh tế. Thứ hai, các gói chính sách dù lớn hay nhỏ đều phải gắn với cơ cấu các ngành, lĩnh vực, thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới sáng tạo, chuyển dịch dòng vốn đầu tư... Thứ ba, phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống người dân. Thứ tư, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Thứ năm, đối với chính sách tài khóa, cần rà soát lại các loại thuế, phí để tiếp tục tạo thanh khoản, dòng tiền cho doanh nghiệp, bảo đảm dễ thực hiện và hiệu quả. Vấn đề phối hợp, phân cấp, phân quyền cũng rất quan trọng, đồng thời phải đánh giá được tác động của các chính sách đến nền kinh tế.

Bài học kinh nghiệm từ thực hiện gói 62.000 tỉ đồng

Trao đổi với PV Lao Động chiều 17.8, chuyên gia kinh tế cấp cao - nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ KHĐT Cao Viết Sinh - nhấn mạnh: Đánh giá lại những điểm được và không được của đợt hỗ trợ thứ nhất, để rút ra kinh nghiệm, thì đến nay gói tín dụng an sinh xã hội đang thực hiện còn nhiều vướng mắc “chưa đâu vào đâu”. Chủ trương thì hay nhưng thực hiện chưa được gì lớn, cần phải đánh giá lại nguyên nhân từ đó mới tiếp tục.

Về chính sách hỗ trợ, thì hỗ trợ DN lớn là “đầu tàu” kéo nền kinh tế đi lên là đúng. Các nước trên thế giới cũng đi theo hướng này. Nhưng DN nhỏ và vừa với nguồn lực yếu hơn cũng rất quan trọng.

“Nói chung là phải hài hòa, bởi khó khăn là khó khăn chung, vấn đề là tìm ra điểm yếu, các “nút thắt” để tháo gỡ. Đối với “gói an dân” 62.000 tỉ đồng, tiền mình có nên vẫn tiếp tục hoàn thiện, trong đó cần tiếp tục xem xét về điều kiện, đối tượng để triển khai chính xác.

Cũng theo ông Cao Viết Sinh, hiện nay tháng 8 đã gần kết thúc, các chính sách không nên thực hiện đến hết tháng 9 (hết quý III - PV) rồi dừng lại bởi các chính sách ban đầu đưa ra theo kịch bản khống chế được COVID-19, nhưng hiện nay dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, nên chính sách hỗ trợ cần phải kéo dài thêm. Đây là hướng cần tính tới, thậm chí phải tính tới phương án khi dịch bệnh kéo dài đến năm 2021 chứ không chỉ trong năm 2020.

Gắn với quá trình hỗ trợ, quan điểm là phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là bên cạnh kế hoạch phát triển kinh tế năm 2021, phải có kế hoạch dài hơi cho giai đoạn 2021-2025 để thực hiện bài bản, thống nhất, hiệu quả.

“Điểm nghẽn” lớn nhất đối với gói 62.000 tỉ đồng là chúng ta đã quá cầu toàn, quá lo lắng rủi ro nên đặt ra điều kiện quá chặt làm cho quá trình thực hiện bị chậm. Tất nhiên với mỗi chính sách đều có “khe hở”, nhưng ở đây chúng ta đã quá sợ rủi ro, sợ trách nhiệm. Trong khi người dân “ốm”, cần tiền thì chúng ta lại ngồi bàn ngược bàn xuôi dẫn đến chậm thực hiện. Nguyên nhân thứ hai là chúng ta không có chính sách đi kèm. “Trong bối cảnh đặc biệt thì chính sách cũng phải đặc biệt và cách làm cũng đặc biệt thì ta chưa có cách làm đặc biệt cho vấn đề đó mà vẫn theo chính sách hiện hành làm cho quá trình triển khai bị chậm trễ” - ông Cao Viết Sinh khẳng định.

Còn theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân), cách chính sách hỗ trợ cần thực hiện khẩn trương để tránh sự đi xuống quá nhanh của DN và nền kinh tế. Tuy nhiên, vì việc chống dịch đợt này khác trước, không đóng cửa hoàn toàn mà chỉ cục bộ, nên các hoạt động vẫn tiếp tục duy trì ở phạm vi khoảng 90% nền kinh tế, vì thế cần sự hỗ trợ khoảng 50.000 tỉ đồng.

“Cần rút kinh nghiệm là khẩn trương đánh giá hiệu quả gói trước, thắt ở chỗ nào để tháo nút thắt cho phù hợp. Cần có phần dự phòng theo địa phương, vì có địa phương bị ảnh hưởng nặng có nơi không. Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... không bị hoặc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của COVID trong đợt 2 nên hỗ trợ có thể cân nhắc cụ thể thêm. Sự minh bạch, rõ ràng và đúng địa chỉ là quan trọng hàng đầu” - PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hôm qua (17.8), Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi trước tác động của dịch COVID-19.

Cụ thể theo Bí thư Ban Cán sự, Thống đốc Lê Minh Hưng, ngành Ngân hàng sẽ thực hiện đồng bộ các công cụ, giải pháp về tiền tệ, tín dụng, tỉ giá, lãi suất, thanh toán để khôi phục nhanh nền kinh tế. Đồng thời tái cấp vốn cho một số chương trình, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên đặc biệt trước yêu cầu cấp bách do tác động của dịch COVID-19. Cẩm Văn

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt chính sách hỗ trợ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 mới

Vũ Long |

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp, lao động, việc làm…, cần chính sách phù hợp để đạt mục tiêu kép.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Trên 45.000 người được hỗ trợ vì dịch COVID-19

Nguyên Dũng |

Ngày 14.8, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tổng cộng 45.640 đối tượng khó khăn trên địa bàn là những người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người bán lẻ vé số… bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được chi trả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ với tổng số tiền hơn 57,7 tỉ đồng.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Gần 30.000 lao động ở Cần Thơ vẫn đang chờ

Nhóm PV |

TP.Cần Thơ hiện nay có gần 30.000 lao động đang chờ nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng. Tại Hà Nội, dự kiến hết tháng 8 mới chi trả hết cho các nhóm đối tượng. Trong khi đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều người lao động bị mất việc, nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Hàng loạt chính sách hỗ trợ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 mới

Vũ Long |

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp, lao động, việc làm…, cần chính sách phù hợp để đạt mục tiêu kép.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Trên 45.000 người được hỗ trợ vì dịch COVID-19

Nguyên Dũng |

Ngày 14.8, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tổng cộng 45.640 đối tượng khó khăn trên địa bàn là những người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người bán lẻ vé số… bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được chi trả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ với tổng số tiền hơn 57,7 tỉ đồng.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Gần 30.000 lao động ở Cần Thơ vẫn đang chờ

Nhóm PV |

TP.Cần Thơ hiện nay có gần 30.000 lao động đang chờ nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng. Tại Hà Nội, dự kiến hết tháng 8 mới chi trả hết cho các nhóm đối tượng. Trong khi đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều người lao động bị mất việc, nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.