“Có chuyện cắt điều kiện kinh doanh này, lại mọc ra thủ tục khác”

Vương Hà Chung |

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà, thậm chí có chuyện cắt điều kiện kinh doanh này, lại mọc ra thủ tục khác.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 10.11 tại Hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn TP Đà Nẵng) chất vấn về việc nhiều thủ tục hành chính gây ra rào cản cho doanh nghiệp, người dân khi thực hiện quyền của mình.

Đại biểu đoàn Đà Nẵng chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Tư pháp cũng như cam kết ra sao để hạn chế vấn đề này.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật đều có nguyên tắc. Ví dụ thực hiện nguyên tắc đối với lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích trực tiếp của người dân, doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể bằng luật.

Các điều kiện kinh doanh, thủ tục có liên quan, tầm văn bản quy phạm pháp luật thấp nhất là nghị định của Chính phủ. Quy trình để thực hiện xây dựng, trình ban hành, tổ chức thực hiện một văn bản quy phạm pháp luật được quy định rất chặt chẽ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn. Ảnh QH
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn. Ảnh QH

Trong thời gian qua, tình trạng bỏ sót các điều kiện kinh doanh, đặc biệt thủ tục trong một số văn bản quy phạm pháp luật vẫn xảy ra. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền của Bộ Tư pháp được giao chỉ dừng lại ở thông tư và văn bản của bộ ngành, địa phương. Khi phát hiện thì Bộ đề xuất xử lý theo thẩm quyền, chứ không thể tự xử lý.

Trả lời thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Ông thừa nhận điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà, thậm chí có chuyện cắt điều kiện kinh doanh này, lại mọc ra thủ tục khác, từ đó gây ra rào cản cho doanh nghiệp và người dân.

Ông Mai Tiến Dũng cũng cho rằng về lâu dài, cần nâng cao chất lượng dự thảo văn bản và cơ quan thẩm tra; cần đẩy mạnh công khai, công nghệ thông tin để người dân và doanh nghiệp cần giám sát.

Ông Dũng đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm và thúc đẩy việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính này để triển khai tại địa phương mình. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh QH
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh QH

Trong đó, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử với các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tiếp tục mở rộng cơ chế liên thông, nhất là liên thông điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính.

“Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cung cấp nhiều nhóm dịch vụ công liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giúp cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hoá trình tự, hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp”, ông Dũng cho biết

Vương Hà Chung
TIN LIÊN QUAN

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Kỳ vọng thiết thực hơn với doanh nghiệp

Đặng Tiến – Cao Nguyên |

Nghị quyết 68 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành nêu, cần giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ...

Tái khởi động nền kinh tế, cần tiếp tục đẩy mạnh gỡ bỏ điều kiện kinh doanh

Khánh Vũ |

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là thời điểm mà các bộ, ngành không chỉ hỗ trợ tức thời mà cần tiếp tục đẩy mạnh, làm ngay việc cắt bỏ các điều kiện không cần thiết.

50% dự án bất động sản ở Bình Định chưa đủ điều kiện kinh doanh

Nguyễn Tri |

Công bố mới đây của Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, có đến 50% các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh này chưa đủ điều kiện kinh doanh, nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Kỳ vọng thiết thực hơn với doanh nghiệp

Đặng Tiến – Cao Nguyên |

Nghị quyết 68 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành nêu, cần giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ...

Tái khởi động nền kinh tế, cần tiếp tục đẩy mạnh gỡ bỏ điều kiện kinh doanh

Khánh Vũ |

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là thời điểm mà các bộ, ngành không chỉ hỗ trợ tức thời mà cần tiếp tục đẩy mạnh, làm ngay việc cắt bỏ các điều kiện không cần thiết.

50% dự án bất động sản ở Bình Định chưa đủ điều kiện kinh doanh

Nguyễn Tri |

Công bố mới đây của Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, có đến 50% các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh này chưa đủ điều kiện kinh doanh, nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ.