Có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm khi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội nêu rõ một số nơi còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, còn phát sinh thêm thủ tục hành chính vượt quá mức quy định, dẫn đến đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà không còn nhu cầu.

Chính phủ vừa có báo cáo số 186/BC-CP gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo dài 65 trang của Chính phủ đã thông tin về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm (sử dụng khoảng 6.600 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, trong đó quy định đối tượng, điều kiện, mức tiền, thời gian và trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Đồng thời, đã ban hành Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 3.7.2022 về nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định số 08/QĐ-TTg.

Theo đánh giá của Chính phủ, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2022 đã kịp thời thu hút, hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, “giữ chân” người lao động làm việc ổn định tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Năm 2022 đã không xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, các doanh nghiệp cơ bản tuyển dụng được nhân lực bảo đảm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc thực hiện chính sách đúng trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, bao phủ được hầu hết người lao động có quan hệ lao động đang ở thuê, ở trọ ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm, qua đó góp phần phục hồi nhanh thị trường lao động, hạn chế xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.

Ngoài 3 tỉnh không có đối tượng hỗ trợ (Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên), đã có 60 tỉnh, thành phố thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hỗ trợ và chi trả cho 5.194.162 lượt lao động làm việc tại 128.746 lượt người sử dụng lao động, vượt mức dự kiến so với thời điểm xây dựng chính sách (dự kiến khoảng 4 triệu người).

Ngân sách trung ương đã hỗ trợ cho 59/60 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí 3.679,3 tỉ đồng.

Về khó khăn, Chính phủ cho biết việc triển khai lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động chậm do người lao động, người sử dụng lao động muốn gộp 3 tháng tiền thuê nhà vào làm thủ tục 1 lần, hồ sơ đề nghị dồn vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.2022, gây sức ép lớn trong việc bố trí lực lượng cán bộ tiếp nhận, thẩm định ở các địa phương.

Bên cạnh đó, việc thiếu cơ sở dữ liệu về việc ở thuê, ở trọ của người lao động nên khó khăn trong thẩm định, giải quyết hồ sơ đề nghị.

Theo Chính phủ, tình hình thực tế chuyển biến nhanh, nhất là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, dẫn đến có thay đổi trong nhu cầu hỗ trợ của người lao động so với thời điểm xây dựng chính sách.

Thời gian xây dựng chính sách gấp, các địa phương rà soát đối tượng chưa sát thực tế. Có khoảng 20,5% lao động chỉ đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ 1-2 tháng tiền nhà (thay vì 3 tháng như dự kiến).

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa quyết liệt trong triển khai, công tác thông tin, tuyên truyền chưa kịp thời, đầy đủ.

Một số nơi còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, còn phát sinh thêm thủ tục hành chính vượt quá mức quy định, dẫn đến đối tượng thụ hưởng chính sách không còn nhu cầu. Một số người sử dụng lao động e ngại công tác thanh, kiểm tra, liên đới trách nhiệm nên không chủ động tuyên truyền, hướng dẫn và lập danh sách đề nghị hỗ trợ.

Thiếu cơ sở dữ liệu về việc thuê nhà của lao động; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ, tạo khó khăn, lúng túng trong lập kế hoạch và tổ chức triển khai ở địa phương.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Gần 300.000 người lao động ở Đồng Nai được hỗ trợ 442 tỉ đồng tiền thuê nhà trọ

Hà Anh Chiến |

Đồng Nai - Ngày 20.3, theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay, tỉnh này đã hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho gần 300.000 người lao động với số tiền 442 tỉ đồng.

Hộ có người khuyết tật sẽ được miễn 100% tiền thuê nhà

Thùy Trang |

UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức gặp mặt, trao quyết định bố trí thuê chung cư nhà ở xã hội (NƠXH) thuộc sở hữu Nhà nước và quà Tết cho 44 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố đầu tháng 1.2024. Dù vẫn còn đợi thủ tục nhưng được cầm trên tay quyết định, nhiều người lao động đã rơi nước mắt hạnh phúc...

Nhiều chủ cửa hàng khó gánh tiền thuê nhà, quyết định trả mặt bằng dịp cuối năm

Hoàng Nam - Thanh Vân |

Mặc dù nằm tại những vị trí đắc địa, dân cư đông đúc và từng có hoạt động mua bán sầm uất, thế nhưng dịp cuối năm, hàng loạt mặt bằng tại các tuyến phố lớn của Hà Nội treo biển cho thuê, chào mời khách mua nhà.

Mực nước Thủy điện Hòa Bình ra sao sau mưa lớn?

Minh Nguyễn |

Sau mưa lớn, mực nước ở hồ Thủy điện Hòa Bình tiếp tục dâng cao so với thời điểm đóng cửa xả lũ.

Một học sinh lớp 2 bị xe ôtô cán tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một phụ huynh lái xe ôtô bán tải đã vô tình cán tử vong một nữ học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Đắk Nông điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

PHAN TUẤN |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông vừa quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Thượng Hải hứng bão mạnh nhất 75 năm

Thanh Hà |

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải (Trung Quốc) sáng 16.9 với cường độ bão cấp 1, sức gió vượt qua cơn bão mạnh nhất tấn công thành phố này năm 1949.