Cựu tù Hỏa Lò kể về lá cờ “bí mật” được làm trong đêm giao thừa

Phạm Đông - Lan Nhi |

Dùng chiếc chăn cũ làm lá cờ Tổ quốc, cùng bạn tù hát Quốc ca, đó là những kỉ niệm về một đêm giao thừa không quên của cựu tù Hỏa Lò Đỗ Đăng Long.

Trong căn nhà nhỏ của mình trên phố Tràng Thi (TP. Hà Nội) những ngày cuối năm, ông Đỗ Đăng Long (sinh năm 1928) không khỏi xúc động kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng gian truân tại Nhà tù Hỏa Lò.

Gánh vác nhiệm vụ “bí mật” trên vai, mặc dù quân địch đã ra sức tra tấn dưới mọi hình thức nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, không hề lung lay ý chí trong thời gian bị giam cầm ở đây.

Cựu tù Hỏa Lò Đỗ Đăng Long tâm sự với phóng viên Lao Động.
Cựu tù Hỏa Lò Đỗ Đăng Long tâm sự với phóng viên Lao Động.

Trong thời gian làm việc tại phòng Nghiên cứu Chính trị - Ủy ban Kháng chiến hành chính Hà Nội (nay là Văn phòng Thành ủy Hà Nội), ông Long được Bí thư Thành ủy Trần Quốc Hoàn giao trọng trách tổng hợp, theo dõi hoạt động của các quận, huyện ở ngoại thành. Từ đó, nắm bắt tình hình địa phương, hướng dẫn cán bộ nghiên cứu và học tập chính trị, xây dựng lực lượng quần chúng vững mạnh.

Do một số cơ sở tại vùng địch bất ngờ bị phá vỡ, tháng 5.1951, Bí thư Thành ủy đã tin tưởng giao nhiệm vụ “bí mật” cho ông trực tiếp vào nội thành hoạt động cách mạng. T

rước khi giao nhiệm vụ, ông Trần Quốc Hoàn đã hết lời căn dặn, động viên ông Long khi vào vùng địch phải hết sức cẩn thận, phía trước còn gặp nhiều gian khổ... nhưng đó cũng chính là “phép thử” nghị lực, bản lĩnh của người cách mạng.

Trại O - Nhà tù Hỏa Lò, nơi mà địch đã giam giữ ông Long.
Trại O - Nhà tù Hỏa Lò, nơi mà địch đã giam giữ ông Long.

Đúng một tuần sau, ông Long lên đường nhận nhiệm vụ. Để đi hết vùng tự do, ông phải men theo con đường ngoằn nghèo do một đồng chí giao thông viên bị cụt tay dẫn đi. Tối hôm trước khi vào nội thành, hai người đã nghỉ chân tại một làng thuộc vùng trũng huyện Phú Xuyên.

Đêm trăng sáng, nghe bọn trẻ ở đây ca hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Tiến quân ca”... ông Long càng thêm bồi hồi, lòng khao khát tự do mãnh liệt.

Để có cơ sở hoạt động hợp pháp, ông Long buộc phải làm gia sư cho hai cháu nhỏ con tỉnh trưởng Bắc Ninh. Rồi làm thẻ căn cước, biên lai học Tiếng Anh, biên lai học đệ nhị Trường tư thục Thăng Long.

Công việc thuận lợi nhưng chưa được bao lâu thì ông bị bắt về Sở Mật thám Hà Nội thẩm vấn, tra tấn rất dã man. Sau nhiều ngày thẩm vấn không kết quả, chúng bất lực phải đưa ông về trại O - nhà tù Hỏa Lò.

Lá cờ làm bằng chiếc chăn cũ của ông Long trong dịp Tết Nhâm Thìn (1952) được trưng bày trong không gian tại Nhà tù Hỏa Lò.
Lá cờ làm bằng chiếc chăn cũ của ông Long trong dịp Tết Nhâm Thìn (1952) được trưng bày trong không gian tại Nhà tù Hỏa Lò.

Trong ký ức của ông Đỗ Đăng Long, vào dịp Tết Nhâm Thìn (năm 1952) để xua tan không khí u ám trong các phòng giam, ông và những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã dùng chiếc chăn chiên Nam Định, giấy bóng gói kẹo cắt thành một ngôi sao dán vào giữa làm thành lá cờ Tổ quốc. Sau đó, cùng trại trưởng tổ chức chào cờ, hát Quốc ca đêm 30 Tết năm ấy.

“Sáng hôm sau, giám thị Nhà tù Hỏa Lò đã cho tiến hành truy khai và lục soát toàn trại. Lá cờ làm bằng cái chăn chiên được tôi nhanh trí gấp gọn lại, bỏ vào trong một chiếc túi vải và đặt ngay ngắn phía đầu phản gỗ chỗ tôi nằm, may mắn là địch không phát hiện ra.

Giây phút giao thừa năm Nhâm Thìn đó tuy diễn ra ngắn ngủi, nhưng điều đó thể hiện sự quyết tâm một lòng hướng về tổ quốc của nhiều tù nhân chốn lao tù” - ông Đỗ Đăng Long tâm sự.

Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Trải nghiệm đội mũ rơm, ẩn nấp dưới hầm trong thời chiến tại nhà tù Hỏa Lò

Thế Kỷ |

Tại trưng bày “Để bầu trời mãi xanh” được tổ chức ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), lần đầu tiên, du khách sẽ được trải nghiệm tự tay gõ kẻng làm từ bom Mỹ, đội mũ rơm và ẩn nấp trong hầm chữ A. Đặc biệt, trong không gian căn hầm với mùi khói súng, du khách sẽ được nghe giới thiệu về cách làm hầm, công năng của hầm để tránh đạn bom trong thời chiến...

"Đêm thiêng liêng 2" tri ân nữ chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò

Minh Quang - Hà Sơn |

Tối 20.10, Chương trình “Đêm thiêng liêng 2- Sống như những đóa hoa’’ được tổ chức tại nhà tù Hỏa Lò nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2020).

Con trai cụ Dương Quảng Hàm kể lại thời gian đầy ám ảnh tại nhà tù Hỏa Lò

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hà Nội, có cha là giáo sư Dương Quảng Hàm, ngay từ khi còn nhỏ, ông Dương Tự Minh đã tích cực tham gia vào tổ chức đoàn, tham gia in ấn, phát hành báo “Nhựa sống” - cơ quan của đoàn học sinh kháng chiến. Với việc hoạt động cách mạng tích cực, ông đã từng bị bắt giữ 2 lần và có khoảng thời gian đầy ám ảnh trong nhà tù Hỏa Lò.

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Trải nghiệm đội mũ rơm, ẩn nấp dưới hầm trong thời chiến tại nhà tù Hỏa Lò

Thế Kỷ |

Tại trưng bày “Để bầu trời mãi xanh” được tổ chức ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), lần đầu tiên, du khách sẽ được trải nghiệm tự tay gõ kẻng làm từ bom Mỹ, đội mũ rơm và ẩn nấp trong hầm chữ A. Đặc biệt, trong không gian căn hầm với mùi khói súng, du khách sẽ được nghe giới thiệu về cách làm hầm, công năng của hầm để tránh đạn bom trong thời chiến...

"Đêm thiêng liêng 2" tri ân nữ chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò

Minh Quang - Hà Sơn |

Tối 20.10, Chương trình “Đêm thiêng liêng 2- Sống như những đóa hoa’’ được tổ chức tại nhà tù Hỏa Lò nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2020).

Con trai cụ Dương Quảng Hàm kể lại thời gian đầy ám ảnh tại nhà tù Hỏa Lò

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hà Nội, có cha là giáo sư Dương Quảng Hàm, ngay từ khi còn nhỏ, ông Dương Tự Minh đã tích cực tham gia vào tổ chức đoàn, tham gia in ấn, phát hành báo “Nhựa sống” - cơ quan của đoàn học sinh kháng chiến. Với việc hoạt động cách mạng tích cực, ông đã từng bị bắt giữ 2 lần và có khoảng thời gian đầy ám ảnh trong nhà tù Hỏa Lò.