Đánh thức tiềm lực Hà Nội bằng khoa học và công nghệ

Minh Bằng |

“Nếu nói đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, thì Hà Nội chưa bao giờ có được quy mô, vị thế, tầm vóc và yêu cầu cao như bây giờ”. Đó là lời nhận xét của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc của tập thể Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 19.9 vừa qua. Nhận xét đó vừa đánh giá những thành quả của Hà Nội nhưng cũng là lời nhắc nhở về những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

Chỉ số đẹp nhưng chưa xứng tầm

Tại buổi làm việc, nhiều con số được đưa ra như minh chứng cho sự phát triển của Hà Nội. Cụ thể: Kinh tế tăng trưởng khá, cao hơn bình quân cả nước và giai đoạn 2010-2015; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt trên một triệu tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 đạt gần 1.200 nghìn tỉ đồng, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả vượt bậc, giai đoạn 2016-2020 đạt 25 tỉ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015. Thành phố đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa cả nước. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn. Một số công trình, dự án quy mô lớn, hiện đại được khởi công, hoàn thành. Nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tích cực. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, đến cuối năm 2020 có 10 huyện, 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu trước 2 năm.

Thế nhưng, đặt trong bức tranh chung của sự phát triển tổng thể cả nước, sự phát triển của Hà Nội chưa xứng tầm với vị thế mà mình đang có. Lấy chỉ số GRDP là một ví dụ.

GRDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người, phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. GRDP bình quân Hà Nội ước đạt 5.420 USD (tương đương 120,1 triệu đồng) thì mới chỉ đứng thứ 7 toàn quốc sau Bà Rịa Vũng Tàu (153,6 triệu), Bắc Ninh (152 triệu), Bình Dương (194,9 triệu), TPHCM (146 triệu), Quảng Ninh (141 triệu), Hải Phòng (122,1 triệu).

Về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, Hà Nội dù ở Top đầu nhưng chưa lọt vào nhóm 5 tỉnh có chỉ số cảnh tranh cao nhất nước. Hay việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nếu chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp 15,67 tỉ USD thì Hà Nội vẫn chưa lọt vào Top 3, sau Bạc Liêu, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tại buổi làm việc ngày 19.9 với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước nhấn mạnh: “Yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội không thể như với các địa phương khác, mà phải cao hơn các địa phương khác. Hà Nội phải đi đầu, mẫu mực, làm gương về tất cả mọi phương diện”.

Trên thực tế, Đảng và chính quyền Hà Nội đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn đọng từ nhiều năm. Có thể kể ra những bức xúc của người dân Hà Nội về tiến độ của các dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, dự án Metro Nhổn - Ga Hà Nội, vấn đề quản lý trật tự đô thị và đặc biệt là vấn đề môi trường với những điểm nóng như tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch, vấn đề rác thải Hà Nội và vấn đề không khí ô nhiễm… Đó là những bài toán cần lời giải ngay.

Đánh thức tiềm lực bằng khoa học và công nghệ

Chỉ vài ngày nữa, Hà Nội kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội. Đây là thời điểm Hà Nội cần có những đột phá. Chìa khoá cho những đột phá này chính là khoa học, công nghệ.

Về đóng góp của khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Thủ đô đóng góp gần 46% trong tăng trưởng GRDP, cao hơn cả nước (44,3%). Về kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong 5 năm gần đây (2015 - 2019) tổng số công bố khoa học quốc tế của Hà Nội dẫn đầu cả nước với 15.646 công bố, cao hơn gần 2.000 công bố so TP.Hồ Chí Minh.

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đặt vấn đề: Phát triển nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn phục vụ việc đề ra các giải pháp quản lý đô thị lớn, thông minh, hiện đại gắn với đặc thù của Thủ đô. Hà Nội phấn đấu là đầu tàu của cả nước trong việc thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2025, phần đầu tư của xã hội cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chiếm 70% tổng đầu tư; tổng đầu tư cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo không thấp hơn 1% GRDP của Thủ đô…

Đó là thời điểm mà Bí thư Thành uỷ Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh cùng thống nhất quan điểm lấy Hoà Lạc là trung tâm. Hòa Lạc hiện là cái nôi của các mô hình điểm, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ dẫn đầu cả nước. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ ngành phải đồng hành, chung sức cùng Thủ đô, thể hiện trách nhiệm, phối hợp, tháo gỡ chính sách để Hà Nội đạt được những mục tiêu đề ra.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã được Bộ Chính trị điều động làm Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội.

Sự có mặt của Phó Bí thư Chu Ngọc Anh được kỳ vọng là sẽ sớm xử lý những vấn đề nóng của Hà Nội và định hướng phát triển tương lai bằng khoa học và công nghệ. Đó là yếu tố quan trọng nhất để đánh thức tiềm lực của Hà Nội và tạo đột phá trong phát triển kinh tế của Thủ đô.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Tân Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Chu Ngọc Anh nói gì trong ngày nhậm chức?

Phạm Đông |

Được Bộ Chính trị phân công làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Chu Ngọc Anh khẳng định sẽ luôn lắng nghe tiếng nói của người dân và doanh nghiệp để đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phục vụ phát triển Thủ đô.

Chân dung Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Chu Ngọc Anh

Nhóm PV |

Chiều 18.9, tại Thành ủy Hà Nội đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Bộ Chính trị phân công ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tuyên chiến với “ngăn tủ”, “rũ nôi” tiềm lực Hà Nội

Anh Đào |

Hà Nội với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước”với 65% giáo sư, tiến sĩ... - tính toán từ Bộ trưởng Chu Ngọc Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.