ĐBQH: Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển.

Sáng 15.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An (đoàn Thái Bình) cho biết, đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí, quy định tại dự thảo Luật còn chưa thật cụ thể. Việc này dẫn đến khó để đảm bảo triển khai trong thực tiễn, chưa gắn được trách nhiệm nếu xảy ra sự cố về môi trường.

Đại biểu đề nghị bổ sung quy định cụ thể về việc kiểm tra, giám sát hợp đồng dầu khí và các hoạt động dầu khí. Các quy định này giao cho Chính phủ quy định chi tiết, vì hầu như các mỏ đều nằm ở ngoài biển xa và muốn tới đó để kiểm tra, khảo sát tình hình sinh thái, môi trường biển quanh mỏ rất khó khăn.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, về vấn đề trung nguồn, hạ nguồn dầu khí, Chính phủ đã có báo cáo tiếp thu, giải trình, tuy nhiên, cần phải làm rõ, cụ thể hơn. Ví dụ, đang thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật nào và sắp tới có kiến nghị gì?

Nếu các nội dung này quá rộng so với phạm vi dự án luật thì phải xem xét, có báo cáo chuyên đề riêng gửi tới đại biểu Quốc hội, vì những vấn đề thực tế trong cuộc sống, liên quan đến quốc kế, dân sinh như giá xăng dầu đang được nhân dân, cử tri đang hết sức quan tâm.

Ngoài ra, đại biểu cũng đóng góp một số ý kiến về vấn đề chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành dầu khí, vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các hoạt động dầu khí.

Đại biểu Nguyễn Văn An (Đoàn Thái Bình).
Đại biểu Nguyễn Văn An (Đoàn Thái Bình).

Theo đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội), Luật Dầu khí (sửa đổi) cần nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Bên cạnh đó, công tác điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí phải được phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại, huy động được nguồn lực từ bên ngoài và nội tại của đất nước. Đồng thời, khai thác tài nguyên dầu khí một cách hiệu quả, không bỏ phí tài nguyên dầu khí, đảm bảo an toàn môi trường.

Đại biểu đề nghị ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Mặt khác, cần có cơ chế để kết hợp các hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Chia sẻ, sử dụng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của các cơ quan, chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng điều tra biển.

Theo đại biểu Thi, vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển.

Nguy hiểm hơn, khó phát hiện hơn và gây hậu quả lâu dài là hiện tượng dầu âm thầm rò rỉ, thoát ra biển do các hoạt động dầu khí như: xử lý không tốt các lỗ khoan thăm dò và lỗ khoan sau khai thác, khi triển khai hoạt động khai thác, thu dọn công trình dầu khí…

Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật làm rõ và bổ sung vào trong dự thảo Luật các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí và cơ quan quản lý trong việc xây dựng, trình duyệt và kiểm tra. Giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tự chủ năng lượng

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng. Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua.

Hôm nay, Quốc hội nghe trình dự án Luật Dầu khí, Luật Tần số vô tuyến điện

Phạm Đông |

Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ nghe trình, thảo luận ở tổ về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua

Phạm Đông |

Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước. Từ đó loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Yêu cầu Bộ Nội vụ sớm trình hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính

LƯƠNG HẠNH |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhắc Bộ Nội vụ trình sớm 14 hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Khu vực ven sông Hồng ngổn ngang rác thải sau khi nước lũ rút

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Dù nước sông Hồng đã rút, nhưng khu vực gần cầu Long Biên, cầu Chương Dương (Hà Nội) mọi thứ vẫn còn ngổn ngang.

Phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đối với ông Lê Ngọc Châu.

Dân phố cổ Hội An chưa mặn mà đón khách thuê homestay

Hoàng Bin |

Sau hơn 4 tháng thí điểm mô hình đón khách lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ Hội An, chỉ có 1 hộ dân đăng ký loại hình này.

Thi thể trôi sông được xác định là nạn nhân sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể nam giới phát hiện trưa 16.9 trên sông Hồng được xác định là nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.