Giải ngân vốn đầu tư kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47%

PHẠM ĐÔNG |

Ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Chiều 13.9, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê KĐăm - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - cho biết, năm 2023, kết quả giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã có tiến bộ, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 Chương trình đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Về giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới, lũy kế đến hết tháng 6.2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân đạt khoảng 83%; vốn thực hiện năm 2023 đạt khoảng 44,5%, cao nhất trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Với chương trình giảm nghèo bền vững, đến tháng 9.2022 đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (sớm nhất trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia). Các địa phương đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản theo quy định.

Cụ thể, có 4 tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách giảm nghèo đặc thù; 3 tỉnh đã ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; 9 tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo đa chiều khác/cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025.

Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỉ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê KĐăm cho biết, đã bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải.

Từ đó tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế, xã hội ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đến tháng 6.2023, các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình cơ bản đã hoàn thành. Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành 58 văn bản; ở mỗi địa phương ban hành từ 40-50 văn bản liên quan. Nhiều địa phương chủ động có cách làm hay, phù hợp với thực tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình, nhất là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý.

Hiện còn 6 địa phương chưa hoàn thành việc ban hành quy định về cơ chế lồng ghép, huy động nguồn vốn theo quy định của Nghị quyết 25/2021/QH 15 của Quốc hội; 7 địa phương chưa ban hành cơ chế tổ chức hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; 4 địa phương chưa ban hành cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, còn có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý.

Việc này dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện được lồng ghép.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.