Không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách khi các luật có hiệu lực sớm

NHÓM PV |

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc đưa hiệu lực các dự án luật vào thi hành sớm, tuy nhiên một số đại biểu đề nghị, cần bảo đảm không tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm.

Chiều 21.6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Thảo luận về dự thảo luật, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc đưa hiệu lực các dự án luật vào thi hành sớm.

Đồng tình với chủ trương đưa 4 luật có hiệu lực sớm đáp ứng yêu cầu thực tế, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đề nghị, cần nhận diện rõ, đầy đủ rủi ro, thách thức, khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh, hệ quả tiêu cực của việc điều chỉnh thời gian hiệu lực và điều khoản chuyển tiếp của các luật, chủ động có các giải pháp xử lý, khắc phục.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm không tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm; không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho địa phương, người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển.

Ngoài ra, không tạo ra hiệu ứng pháp lý tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng chịu tác động, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức.

Đại biểu đoàn Quảng Trị cũng bày tỏ băn khoăn vấn đề dù Quốc hội quyết định nhưng lại yêu cầu “Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi điều chỉnh hiệu lực của các luật”.

“Tôi cho rằng, các đại biểu Quốc hội khi bấm nút thông qua cũng phải có trách nhiệm trước quyết định của mình” - đại biểu Hà Sỹ Đồng nói.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre). Ảnh: Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre). Ảnh: Quốc hội

Ủng hộ quyết tâm của Chính phủ sớm đưa các dự án luật vào cuộc sống, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm rõ những vấn đề đặt ra như ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật... đến ngày 1.8.2024 còn rất ít thời gian, đặt ra vấn đề chất lượng thi hành luật, đặc biệt là tại các chính quyền địa phương.

Do đó, đại biểu cho rằng, cần hướng dẫn chi tiết nhất, tập trung nỗ lực tối đa xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn luật thiết yếu nhất theo quy trình rút gọn.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời các văn bản cần thiết để hướng dẫn, quy định chi tiết việc thi hành các luật bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để xảy ra vướng mắc do thiếu văn bản cụ thể hóa.

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội). Ảnh: Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội). Ảnh: Quốc hội

Dưới góc độ địa phương, đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, đẩy nhanh hiệu lực thi hành luật sớm 5 tháng giải quyết loạt vấn đề đang tồn tại hiện nay trong thực hiện các vấn đề liên quan đến đất đai.

“Chính phủ đã có nhiều đổi mới trong xây dựng, thi hành pháp luật. Các dự án luật được thi hành sớm hơn ngày nào sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội sớm ngày đó” - đại biểu Nguyễn Trúc Anh nói.

Còn đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng, việc đưa các luật vào thi hành sớm sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm 2024 khi sẽ tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội thông qua Luật Lưu trữ sửa đổi

NHÓM PV |

Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) và quy định ngày 3.1 hàng năm là ngày Lưu trữ Việt Nam.

Rà soát, tránh phát sinh xung đột các nội dung chuyển tiếp của Luật Đất đai

NHÓM PV |

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) đề nghị rà soát tránh phát sinh xung đột pháp luật do các nội dung chuyển tiếp của Luật Đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chuyển tiếp của Luật Nhà ở.

Chính phủ giao 3 bộ triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ giao Bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.

Tuần tra, mật phục xuyên đêm ngăn trạc thải "tặc" ở Hà Nội

Tô Thế |

Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tại Hà Nội đã tuần tra, mật phục xuyên đêm ngăn nạn đổ trộm phế thải xây dựng (trạc thải - PV).

“Thủ phủ” phật thủ khô rụi do bão lũ

HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Lũ trên sông Hồng ập đến bất ngờ khiến vườn cây phật thủ tại huyện Đan Phượng chết khô. Nhiều nông dân đau lòng khi đứng trước nguy cơ ‘‘trắng tay’’.

Cập nhật giá vàng sáng 28.9: Vàng nhẫn đối diện nguy cơ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 28.9: Vàng nhẫn tròn trơn đối diện nguy cơ giảm giá trong phiên hôm nay vì giá vàng thế giới đang giảm sâu.

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Quốc hội thông qua Luật Lưu trữ sửa đổi

NHÓM PV |

Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) và quy định ngày 3.1 hàng năm là ngày Lưu trữ Việt Nam.

Rà soát, tránh phát sinh xung đột các nội dung chuyển tiếp của Luật Đất đai

NHÓM PV |

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) đề nghị rà soát tránh phát sinh xung đột pháp luật do các nội dung chuyển tiếp của Luật Đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chuyển tiếp của Luật Nhà ở.

Chính phủ giao 3 bộ triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ giao Bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.