bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp khóa XV

Khuyến khích, tạo điều kiện cho người ngoài Ðảng tham gia Quốc hội

Phạm Đông |

Theo nhận xét của ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam - các đại biểu Quốc hội (QH) là người ngoài Đảng trong QH khóa XIV đã được cử tri tín nhiệm. Mỗi người đều thể hiện tâm huyết, trách nhiệm cao trước nhân dân. Chính vì vậy, ở khoá QH XV tới đây, với những người thực sự có phẩm chất, năng lực, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho người ngoài Ðảng tham gia ứng cử Quốc hội.

Lựa chọn kỹ để bầu đại biểu thực sự tiêu biểu

Mới đây, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra dự kiến số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Cơ cấu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến, số lượng đại biểu là người ngoài Ðảng từ 25 đến 50 người trong tổng số 500 đại biểu.

Nói về vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, năm 2021, việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân là điều hết sức quan trọng. Muốn thành công thì trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương. Theo ông Hoà, việc cơ cấu đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng là rất cần thiết. Nếu những người đó thực sự có phẩm chất, năng lực thì cần khuyến khích, tạo điều kiện tối đa cho người ngoài Ðảng tham gia Quốc hội. Trong đó, ngoài những tiêu chuẩn chung, người ứng cử làm đại biểu Quốc hội sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, vị trí công tác và độ tuổi theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức. Ngoài ra, người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội phải được kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Bản thân họ phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, am hiểu pháp luật và có năng lực xây dựng pháp luật. Đồng thời những người này cần có trình độ chuyên môn sâu và kiến thức thực tiễn.

Ông Hoà cho rằng, điểm đáng chú ý trong dự kiến cơ cấu đại biểu lần này là người ngoài Đảng có thể từ 25 đến 50 đại biểu. Điều này góp phần đảm bảo tính dân chủ. Về sau, các công việc mà đại biểu làm cũng xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Nếu người ngoài Đảng thực sự có tâm huyết, trí tuệ, sẵn sàng cống hiến, vì nước, vì dân, ông Hoà cũng tin họ sẽ có những đóng góp rất lớn cho đất nước.

Kinh nghiệm qua các đại biểu là người ngoài Đảng ở QH khóa XIV

Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam - cho rằng, việc tăng tỉ lệ người ngoài Đảng trong Quốc hội sẽ góp phần tăng dân chủ trong xã hội. Với những cá nhân tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực chưa phải là đảng viên, có thể vì nhiều lý do họ chưa trở thành đảng viên. Tuy nhiên, mỗi người đều tán thành với đường lối đổi mới của Đảng, đưa đất nước phát triển giàu đẹp, văn minh. Chính vì vậy, nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì cũng nên quan tâm và tạo điều kiện cho họ được ứng cử đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Túc lấy dẫn chứng qua các đại biểu là người ngoài Đảng ở Quốc hội khóa XIV, họ đã được cử tri tín nhiệm. Các đại biểu là những trí thức, có kinh nghiệm hoạt động trên các lĩnh vực nên các ý kiến đóng góp của họ trên nghị trường đều rất sâu sắc, tích cực. Họ đều thể hiện tâm huyết, trách nhiệm cao trước nhân dân. Một điểm đáng chú ý ở người ngoài Đảng tham gia Quốc hội là sự thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng. Trước hết, phải kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia ứng cử Quốc hội.

Để lựa chọn được những đại biểu ngoài Đảng thật sự chất lượng tham gia QH, trước hết phải kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia ứng cử Quốc hội. Ông Nguyễn Túc cho rằng quy trình giới thiệu và hiệp thương cần chặt chẽ. Trong đó, tất cả những ai ứng cử hay tự ứng cử, người ngoài Đảng hay đảng viên đều bình đẳng trước pháp luật. Dù là đại biểu ngoài Đảng, đại biểu tự ứng cử hay đại biểu được giới thiệu cũng đều phải nhận được sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác cũng như nơi cư trú theo đúng quy trình. Đây cũng là một trong những khâu đầu tiên rà soát, phát hiện những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

Những người được giới thiệu, người tự ứng cử đều bảo đảm đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi đã đưa ra công khai ở các hội nghị cử tri, hội nghị hiệp thương. Trong đó, các quy trình để giới thiệu thực sự dân chủ, công khai, các bước trong quy trình được tuân thủ thì không lý gì người đủ điều kiện, tiêu chuẩn lại không được lựa chọn để giới thiệu cho nhân dân bầu cử. Qua các hoạt động tiếp xúc sau các vòng hiệp thương, người dân theo dõi, nhận xét, đánh giá cũng là một cơ sở để có thể đánh giá ứng cử viên.

“Dù có là đảng viên hay không thì bất kỳ đại biểu nào cũng đều có quyền, có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Đại biểu trong hay ngoài Đảng không quan trọng, vấn đề ở chỗ họ có đủ năng lực, phẩm chất, có làm tròn được trách nhiệm, tâm huyết đối với cơ quan dân cử hay không. Theo tôi, nếu đạt được tỉ lệ 25-50 đại biểu là người ngoài Đảng trong Quốc hội khóa này là rất tốt. Khi họ được tạo điều kiện tối đa thì tôi tin tưởng với tỉ lệ này, sẽ phát huy được trí tuệ và tinh thần đoàn kết của tất cả các giai tầng, thành phần trong Quốc hội” - ông Nguyễn Túc nói.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Các mốc thời gian kỳ bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Văn Thắng - Nhật Huy |

Để triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG. Kế hoạch này đã nêu rõ 16 mốc thời gian quan trọng trong kỳ bầu cử này.

Hội đồng Bầu cử quốc gia nhất trí có 184 đơn vị bầu cử trong cả nước

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 3, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã xem xét thông qua Nghị quyết về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử trong cả nước.

Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi mới được đi bầu cử?

Xuân Hải |

Theo Điều 27 Hiến pháp 2013, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Tăng cường phối hợp trong công tác bầu cử Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp

Theo Chinhphu.vn |

Phát biểu tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1.2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tăng cường phối hợp với MTTQ cùng cấp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Các mốc thời gian kỳ bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Văn Thắng - Nhật Huy |

Để triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG. Kế hoạch này đã nêu rõ 16 mốc thời gian quan trọng trong kỳ bầu cử này.

Hội đồng Bầu cử quốc gia nhất trí có 184 đơn vị bầu cử trong cả nước

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 3, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã xem xét thông qua Nghị quyết về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử trong cả nước.

Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi mới được đi bầu cử?

Xuân Hải |

Theo Điều 27 Hiến pháp 2013, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Tăng cường phối hợp trong công tác bầu cử Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp

Theo Chinhphu.vn |

Phát biểu tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1.2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tăng cường phối hợp với MTTQ cùng cấp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.