HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY BÁO LAO ĐỘNG XUẤT BẢN SỐ ĐẦU TIÊN (14.8.1929-14.8.2022):

Lịch sử Báo Lao Động sang trang mới

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1989-1993, Báo Lao Động tiếp tục sứ mệnh là tờ báo của giai cấp công nhân. Với nhiều những cải tiến trong nội dung và hình thức, Báo Lao Động đã trở thành món ăn tinh thần của bạn đọc cả nước. Cũng từ đây, Báo Lao Động sang trang mới, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc xuất bản tờ báo ngày, tờ báo được bạn đọc mong đợi…

Chấm dứt thời kỳ Báo Lao Động thứ 5 và Báo Lao Động chủ nhật

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra thành công tốt đẹp, đất nước ta sang trang mới đầy phấn chấn. Đó là năm chấm dứt chế độ tem cấp. Các xí nghiệp quốc doanh thực hiện hạch toán kinh tế, sắp xếp lại sản xuất, sắp xếp lại lao động. Các thành phần kinh tế bắt đầu được tự do mở mang...

Thời kỳ này, báo chí cạnh tranh nhau về thông tin, chiếm bạn đọc, chiếm chỗ trên các quầy báo, sạp báo. Những mâu thuẫn của quá trình phát triển nảy sinh trong nội bộ các đội ngũ làm báo và giữa các báo chí với nhau. Đôi khi những xung đột về quan điểm, về đánh giá các sự kiện, kể cả những âm mưu lợi dụng báo chí vì những quyền lợi riêng đã dẫn đến tai hại chết người…

Cuộc sống đòi hỏi báo chí phải phát triển với một tầm vóc mới. Những người làm Báo Lao Động cũng thấy không thể bằng lòng với tất cả những gì đạt được trong thời gian qua.

Sau nhiều ngày chuẩn bị, ngày 3.12.1989, số Báo Lao Động chủ nhật số đầu tiên ra đời. Báo Lao Động chủ nhật 12 trang, khổ 29 x 42cm, in nhiều màu, biên soạn và in ở miền Nam, được coi là tờ Lao Động kỳ thứ hai trong tuần, nhưng phát hành vào ngày chủ nhật.

Để đáp ứng yêu cầu mới, trong toà soạn đã hình thành Bộ phận miền Bắc (51 Hàng Bồ, Hà Nội) biên soạn, in và phát hành tờ Lao Động ra ngày thứ Năm; bộ phận miền Nam (120, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Hồ Chí Minh) phụ trách tờ Lao Động ra ngày chủ nhật. Hai bộ phận phải hoà nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, làm thành một tiếng nói thống nhất, như hai bộ phận của một cơ thể.

Lịch sử báo Lao Động ghi nhận tờ Lao Động chủ nhật đánh dấu một thời kỳ phát triển mới tô đẹp cho truyền thống tờ báo công nhân. Ngay từ khi ra đời, nó đã được bạn đọc nhiệt liệt chào đón và đem đến cho bạn đọc một lượng thông tin luôn mới mẻ, phong phú, hấp dẫn.

Ngay trong năm 1990, Báo Lao Động chủ nhật đã phát hành bình quân 80.000 bản mỗi số. Báo in ở hai nơi TP. Hồ Chi Minh (50.000 bản) và Hà Nội (30.000 bản). Tổng kết một năm, báo in 3.385.500 bản in (50 số báo).

Lúc mới xuất bản, báo ra 12 trang, nhưng đến tháng 4.1990, báo ra 16 trang. Thị trường TP. Hồ Chí Minh là nơi thử thách với từng số Báo Lao Động chủ nhật. Ban Biên tập căn cứ vào dư luận bạn đọc và số lượng tiêu thụ báo mà điều chỉnh nội dung, hình thức từng số báo.

Năm 1990, ngoài các số báo chính thức, Ban Biên tập còn xuất bản 2 đặc san và 5 phụ bản vào các dịp Xuân, kỷ niệm 30.4 và Cúp Bóng đá Thế giới…

Môi trường, thị trường báo chí TP. Hồ Chí Minh đã kích thích những cố gắng không ngừng cải tiến của tờ Báo Lao Động chủ nhật. Người dân ở đây đã quen và có một nhu cầu thiết yếu thu nhận lượng thông tin lớn hàng ngày trong từng số báo. Số lượng tiêu thụ báo ở TP. Hồ Chí Minh đã nói lên chất lượng tờ báo.

Ngày 17.3.1991, Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp, xem xét và ra Quyết định số 198/QĐ-TLĐ xin phép Nhà nước cho Báo Lao Động ra hàng ngày và giao cho Ban biên tập khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để ra báo ngày kịp thời phục vụ việc tuyên truyền Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.

Các ban của Tổng LĐLĐVN phải hỗ trợ cho báo hoàn thành sớm các điều kiện ra báo hàng ngày. Các cấp công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động mua báo, đọc báo, viết tin cho báo, góp ý xây dựng tờ báo. Tổ chức tốt việc phát hành báo đến tận cơ sở để mỗi tổ công đoàn, hội lao động... có một tờ báo Lao Động.

Năm 1992, bộc lộ sự mất cân đối giữa số Lao Động ra thứ năm và Lao Động ra chủ nhật. Trong khi tờ Lao Động ra thứ năm vẫn giữ khuôn khổ 29 x 42cm, hai màu đen trắng thì báo Lao Động chủ nhật mạnh dạn ra mắt bạn đọc với khuôn khổ mới 42 x 58cm, khổ 8 trang, có 4 trang nhiều màu. Chính sự mất cân đối này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bắt đầu từ ngày 1.1.1993, Báo Lao Động ra bộ mới 2 kỳ một tuần, thống nhất một khuôn khổ. Báo trở lại với thời kỳ ra khổ lớn 58 x 42cm, nhưng mỗi số 8 trang, chấm dứt thời kỳ hai tờ - Báo Lao Động thứ năm và Báo Lao Động chủ nhật.

Chuẩn bị điều kiện ra báo hàng ngày

Tháng 9.1993, Báo Lao Động ra ba kỳ một tuần vào các ngày thứ ba, thứ năm, chủ nhật (giấy phép ngày 18.8.1993). Việc ra báo 3 kỳ/tuần nằm trong quy hoạch chuẩn bị ra báo hàng ngày. Báo Lao Động ra ba kỳ một tuần với 8 trang một kỳ, phấn đấu dung nạp một lượng thông tin khiến ai đã có một tờ Lao Động trong tay thì coi như đã có đủ những thông tin cần thiết nhất, nó gần như một tờ báo hàng ngày.

Báo Lao Động ra ba kỳ/tuần không những đăng tải một lượng thông tin lớn đến với bạn đọc mà còn biết cách gây men cho bạn đọc ham thích thông tin trong những điều kiện mới của cơ chế thị trường. Những trang quảng cáo của báo bao giờ cũng được trình bày đẹp, làm vừa lòng các doanh nghiệp, đối tác.

Để làm được điều đó, báo có cơ chế thưởng rất cao cho những phóng viên hoặc cộng tác viên biết cách săn thông tin. Ngoài phần lương theo cấp bậc nghề nghiệp, tất cả tin, bài của phóng viên, biên tập viên đều được hưởng nhuận bút. Kèm theo thưởng có phạt, thưởng phạt nghiêm minh...

Công cuộc đổi mới đất nước theo hướng hiện đại hoá cho phép sắp xếp lại công tác toà soạn và trị sự trong những điều kiện mới. Thông tin bưu chính hai miền đã đổi mới, hai cơ quan báo ở Hà Nội và TPHCM có mạng lưới liên lạc điện thoại, điện báo 24/24 giờ trong ngày.

Trụ sở báo vẫn ở 51 Hàng Bồ, Hà Nội, nhưng toàn bộ công tác thư ký toà soạn có thể chuyển vào cơ quan 120 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ở đây cho phép việc lên trang báo trên máy vi tính tốt hơn rất nhiều so với Hà Nội. Tổng Biên tập báo ở Hà Nội vẫn có thể điều khiển công tác thư ký toà soạn ở TP. Hồ Chí Minh, mọi thay đổi có thể thực hiện trong giây lát... Tờ báo trở thành người bạn thân của nhiều bạn đọc.

BÁO LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Thắng lợi to lớn và những khó khăn đến gần

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1975 - 1985 đánh dấu những thăng trầm to lớn của Báo Lao Động. Đó là thời kỳ đỉnh cao sau Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhưng cũng là vực sâu khi đứng trước cuộc khủng hoảng báo chí tới gần...

Báo Lao Động vượt qua gian khó và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1965 - 1975 được xem là thời kỳ Báo Lao Động phát triển đến đỉnh cao theo quan niệm báo chí vô sản. Nhìn vào các số báo, các trang báo, có thể thấy đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu bắt nguồn từ một quan niệm làm báo đúng đắn, nhưng cũng chứa đựng những mầm mống của một thời kỳ khủng hoảng báo chí về sau…

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.

Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tại tòa sáng nay

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, có mặt tại tòa sáng nay.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Thắng lợi to lớn và những khó khăn đến gần

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1975 - 1985 đánh dấu những thăng trầm to lớn của Báo Lao Động. Đó là thời kỳ đỉnh cao sau Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhưng cũng là vực sâu khi đứng trước cuộc khủng hoảng báo chí tới gần...

Báo Lao Động vượt qua gian khó và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1965 - 1975 được xem là thời kỳ Báo Lao Động phát triển đến đỉnh cao theo quan niệm báo chí vô sản. Nhìn vào các số báo, các trang báo, có thể thấy đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu bắt nguồn từ một quan niệm làm báo đúng đắn, nhưng cũng chứa đựng những mầm mống của một thời kỳ khủng hoảng báo chí về sau…

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.