Quốc hội đồng ý trao cơ chế đặc biệt để Chính phủ và Thủ tướng chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội tán thành việc giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19.

Chiều nay (28.7), Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất. Với 469/469 đại biểu tán thành (chiếm 93,99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ nhất.

Trong đó, nghị quyết trao cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ một số quyền để tăng cường các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19.

Để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách.

Cụ thể, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19 về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh và có giải pháp không để xảy ra tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí trong hoạt động này.

Quốc hội cũng đồng ý thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỉ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vaccine phòng dịch COVID-19 và quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2021.

Cùng với đó là ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; thay đổi, điều chỉnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trong trường hợp cấp thiết, ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

Trường hợp cần thiết phải ban hành quy định về phòng, chống dịch COIVD-19 khác với quy định của luật thì trong thời gian Quốc hội không họp, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn trước khi thực hiện.

Đồng thời yêu cầu thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19; huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vaccine; truyền thông đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng và phòng, chống dịch, sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Nghị quyết cũng nêu rõ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện các biện pháp trên cho đến hết ngày 31.12.2022 và phải báo cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt này tại kỳ họp gần nhất.

Căn cứ tình hình thực tế và nếu thấy cần thiết thì Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp này tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10.2022).

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội phê chuẩn 18 bộ trưởng, 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ

VƯƠNG TRẦN |

Với tổng số 476/476 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 95,39% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết việc bổ nhiệm chức vụ bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

VƯƠNG TRẦN |

4 nhân sự giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 là các ông Phạm Bình Minh, ông Lê Minh Khái, ông Vũ Đức Đam và ông Lê Văn Thành.

Chân dung các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026

Nhóm PV |

Chiều nay (28.7), tại kỳ họp 1 Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã kiện toàn bộ máy Chính phủ. Theo đó, Chính phủ nhiệm kỳ mới gồm 27 thành viên, bao gồm: Thủ tướng; 4 Phó Thủ tướng, 18 bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.