Sẽ giao Chính phủ quyền chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội dự kiến giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.

Chiều nay (24.7), Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã trao đổi với báo chí về việc Nghị quyết của Quốc hội sẽ bổ sung nội dung về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Xin ông cho biết cơ sở nào để Quốc hội bổ sung vào chương trình làm việc nội dung này?

Ông Bùi Văn Cường: Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID–19 ở nước ta đã đạt được kết quả tích cực, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, hiện nay trước biến chủng mới Delta với tốc độ lây lan nhanh hơn, độc lực mạnh hơn cần phải có các giải pháp hữu hiệu hơn. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng còn có sự bất cập về mặt pháp lý của một số văn bản về phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thảo luận tại Quốc hội, cũng đã có những đại biểu kiến nghị Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID–19. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước cũng đã có ý kiến chỉ đạo về nội dung này.

Trước tình hình đó, ngay trong sáng ngày 23.7 và sáng 24.7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì các cuộc làm việc với một số cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

Từ đó, các cơ quan cho ý kiến việc trình Quốc hội xem xét thông qua việc trao một số quyền của Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch COVID-19.

Qua xem xét tình hình thực tế, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội bổ sung vào Chương trình kỳ họp việc thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp.

Việc này nhằm đánh giá khái quát công tác phòng chống dịch thời gian qua. Đồng thời, quyết định một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả hơn, kể cả khi có các tình huống phức tạp hơn có thể diễn ra.

Mục tiêu để đẩy lùi dịch bệnh COVID–19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ông có thể cho biết thêm về những giải pháp cơ bản phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được quy định trong dự thảo của Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất?

Ông Bùi Văn Cường: Với tinh thần cần phải có những giải pháp đặc biệt để kịp thời xử lý những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và rất nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, dự kiến Nghị quyết sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời phỏng vấn. Ảnh QH
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời phỏng vấn. Ảnh QH

Đó là đánh giá của Quốc hội về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thời gian qua. Nhận định tình hình dịch bệnh trong thời gian tới, thể hiện quan điểm, phương châm Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình thực hiện các giải pháp nhanh nhạy, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để tập trung khống chế và đẩy lùi dịch bệnh COVID–19.

Để kịp thời xử lý những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý, Quốc hội dự kiến giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.

Bao gồm cả các biện pháp theo quy định được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Các giải pháp, biện pháp chưa được pháp luật quy định hoặc khác với quy định của một số luật.

Việc giao thẩm quyền này cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện có thời hạn và chỉ phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tình hình và kết quả thực hiện các biện pháp này tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Quốc hội, Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực cao nhất cho phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bảo đảm an sinh xã hội, ổn định tư tưởng của người dân, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nếu có những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội ngoài thời gian kỳ họp thì Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Quốc hội sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường giám sát Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Nghị quyết.

Trong nội dung của Nghị quyết có thông điệp, lời hiệu triệu của Quốc hội, gửi đến toàn dân, toàn xã hội, kêu gọi sự đoàn kết, thống nhất cao, đồng lòng cùng Chính phủ, lãnh đạo các địa phương và các lực lượng tuyến đầu tập trung sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Vậy việc thông qua Nghị quyết dự kiến sẽ được tiến hành theo quy trình, thủ tục như thế nào, thưa ông?

Ông Bùi Văn Cường: Đây là trường hợp đặc biệt trong tình huống cấp bách, nên việc giải quyết cũng theo trình tự rút gọn, đặc biệt.

Theo đó, về cách làm, đêm 23.7.2021, khi Chính phủ có Tờ trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc ngay trong đêm để thẩm tra.

Nội dung này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện một số cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo của một số bộ của Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào sáng nay (24.7).

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt đó, chiều 24.7, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã trình bày báo cáo thẩm tra tại hội trường Quốc hội, làm căn cứ để các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến khi thảo luận cùng với các nội dung kinh tế - xã hội trong cả ngày mai.

Tại phiên bế mạc kỳ họp, dự thảo Nghị quyết sẽ đọc công khai, phát thanh, truyền hình trực tiếp tới đồng bào, cử tri cả nước trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua nhằm chuyển tải đến nhân dân, cử tri cả nước thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội về quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Xin cảm ơn ông!

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất áp dụng biện pháp chống dịch như trong tình trạng khẩn cấp

Nguyễn Hà |

Chiều 24.7, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình đề xuất của Chính phủ về một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đưa vào nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Lý do Quốc hội rút ngắn thời gian kỳ họp thứ nhất, làm việc cả chủ nhật

Nguyễn Hà |

Quốc hội sẽ bế mạc vào ngày 28.7 - sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua trước đó.

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt để chống dịch COVID-19

Vương Trần |

Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch COVID-19 như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp (vì nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự...).

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Đề xuất áp dụng biện pháp chống dịch như trong tình trạng khẩn cấp

Nguyễn Hà |

Chiều 24.7, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình đề xuất của Chính phủ về một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đưa vào nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Lý do Quốc hội rút ngắn thời gian kỳ họp thứ nhất, làm việc cả chủ nhật

Nguyễn Hà |

Quốc hội sẽ bế mạc vào ngày 28.7 - sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua trước đó.

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt để chống dịch COVID-19

Vương Trần |

Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch COVID-19 như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp (vì nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự...).