Thủ tướng yêu cầu rà soát cơ chế, chính sách về thuế, đất đai, tín dụng cho giáo dục mầm non

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, có cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực cho giáo dục mầm non, nhất là chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng.

Ngày 4.4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo (Ủy ban) chủ trì phiên họp của Ủy ban về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Theo báo cáo tại phiên họp, hàng năm, có trên 5,3 triệu trẻ mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại hơn 15 nghìn trường mầm non và gần 16.000 cơ sở độc lập; toàn quốc có 56,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 82,2%... theo TTXVN.

Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn xảy ra tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học.

Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non...

Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và của toàn dân.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non, hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, phù hợp với yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đổi mới giáo dục và đào tạo phải nhằm đào tạo và phát triển toàn diện con người Việt Nam; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước; đổi mới giáo dục mầm non, cụ thể là đối với trẻ từ 3-5 tuổi; đổi mới huy động nguồn lực, lấy hợp tác công tư là chính để phát triển giáo dục và đào tạo.

Với yêu cầu xử lý, giải quyết các điểm nghẽn, hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và sự bất bình đẳng về giáo dục và đào tạo nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, có cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực cho giáo dục mầm non, nhất là chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng; cơ chế, chính sách huy động nguồn lực con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giáo dục mầm non...

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu các ý kiến của các thành viên Ủy ban; tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản phù hợp về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Trong đó, nêu rõ nội dung, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật, sát tình hình thực tế và tháo gỡ được điểm nghẽn, vướng mắc trong phát triển giáo dục mầm non.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hoàn thiện, trên tinh thần “cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; cái gì chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn nhưng không nóng vội".

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bậc học giáo dục mầm non cần tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi, sẵn sàng cho việc học tập suốt đời và đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ sớm, từ xa.

Hà Nội bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục, khối THCS nhiều nhất

PHẠM ĐÔNG |

Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã.

Thiết kế một hệ thống giáo dục mở, liên thông về chương trình, thi cử

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh giáo dục đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế. Cần tận dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để thiết kế một hệ thống giáo dục mở, liên thông về chương trình, nội dung, tiêu chuẩn đánh giá, thi cử.

Mực nước Thủy điện Hòa Bình ra sao sau mưa lớn?

Minh Nguyễn |

Sau mưa lớn, mực nước ở hồ Thủy điện Hòa Bình tiếp tục dâng cao so với thời điểm đóng cửa xả lũ.

Một học sinh lớp 2 bị xe ôtô cán tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một phụ huynh lái xe ôtô bán tải đã vô tình cán tử vong một nữ học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Đắk Nông điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

PHAN TUẤN |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông vừa quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Thượng Hải hứng bão mạnh nhất 75 năm

Thanh Hà |

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải (Trung Quốc) sáng 16.9 với cường độ bão cấp 1, sức gió vượt qua cơn bão mạnh nhất tấn công thành phố này năm 1949.