Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Chiều 14.6, phát biểu giải trình tại phiên thảo luận Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, đây là một luật khó, có phạm vi rộng, hàm chứa các vấn đề liên quan đến quyền con người.

Luật có liên quan đến nhiều vấn đề đang được điều chỉnh bởi các luật khác về trẻ em, về người cao tuổi, về hôn nhân gia đình. Việc kế tục, phát huy được những quy định pháp luật sẵn có và thiết kế được những điều luật mới vừa đảm bảo hợp lý, thống nhất không phải việc đơn giản.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đó là một cơ sở chính trị để cho đại biểu nghiên cứu, nhưng cũng còn các cơ sở pháp lý khác rất quan trọng quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Dự thảo Luật được xây dựng để phát huy truyền thống văn hóa của gia đình trên cơ sở thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Không thể rập khuôn máy móc, sao chép các luật của quốc gia khác mà phải biết kế thừa, phát huy những giá trị này để phòng chống, để giữ được gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc.

Về những vấn đề chung, các đại biểu tiếp tục làm rõ hơn thực trạng về công tác phòng, chống bạo lực trong thời gian qua, nêu lên những mong muốn, tranh luận để làm rõ một số vấn đề mà các đại biểu đang còn có ý kiến khác nhau. Chính những mong muốn, những trăn trở này đang đòi hỏi độ khó cho cơ quan soạn thảo.

Đối với nhóm vấn đề về hành vi bạo lực gia đình, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Ngoài ra, Bộ trưởng cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội về vấn đề thực hiện hòa giải, quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan, các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh truyền thông… để hoàn thiện dự thảo Luật đạt chất lượng cao nhất.

Đại biểu Hà Thị Nga.
Đại biểu Hà Thị Nga.

Phát biểu tại phiên thảo luận trước đó, đại biểu Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát và xác định rõ hơn nhằm đảm bảo sự tương xứng giữa hành vi bạo lực gia đình với các biện pháp xử lý được quy định trong luật.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính bao quát của các hành vi bạo lực gia đình theo các dạng bạo lực về thể chất, về tinh thần, về tình dục, về kinh tế.

Bổ sung thêm các hành vi như là cưỡng ép hoặc ngăn cản việc sử dụng các biện pháp tránh thai trái ý muốn hay cưỡng ép sinh đẻ nhiều, cưỡng ép mang thai hộ trái luật hoặc là các hành vi gián tiếp như bao che, dung túng, cổ vũ hành vi bạo lực gia đình.

Ngoài ra, đại biểu cũng đồng tình với một số ý kiến phát biểu trước, đó là không nên để bỏ sót các trường hợp bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với con riêng của vợ chồng hoặc những người đang chung sống với nhau như vợ chồng.

Bên cạnh việc Quốc hội bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật, đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm tăng cường công tác lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu và nhân rộng mô hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, nhà tạm lánh ở các địa phương.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính là hành vi bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Để đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình.

"Một tiếng kêu cứu của trẻ em dù ở đâu đều thuộc trách nhiệm của chúng ta"

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội, "một tiếng kêu cứu của trẻ em, dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều thuộc trách nhiệm của tất cả chúng ta". Cho nên cần rà soát, khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và trong Luật trẻ em.

Đàn ông "la làng" khi việc "khen hàng xóm xinh đẹp" là bạo lực gia đình

Huyền Chi |

Ý kiến "chồng khen hàng xóm xinh đẹp là bạo lực gia đình" vướng nhiều ý kiến phản ứng, trong đó nhiều người đàn ông cho rằng chưa hợp lý.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.

Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3

Anh Tuấn |

Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện.