Tránh tích tụ tần số, đảm bảo không độc quyền viễn thông

PHẠM ĐÔNG |

Về quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần tổ chức được cấp phép sử dụng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, quy định này được xây dựng nhằm tránh tích tụ tần số, không dẫn đến độc quyền viễn thông. Quy định này cũng được xây dựng dựa trên kết quả tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Đề xuất mở rộng quyền chuyển nhượng sử dụng tần số vô tuyến điện

Chiều 7.9, tiếp tục chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu tập trung thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Thảo luận về dự án luật, đại biểu Đồng Ngọc Ba - Đoàn Bình Định quan tâm đến về vấn đề sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh kết hợp phát triển kinh tế.

Đại biểu cho rằng đây là vấn đề rất lớn trong chính sách, có điểm mới so luật hiện hành và đã được nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến và thảo luận rất kỹ trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về 2 phương án trong dự thảo luật, do đó đề nghị cần nghiên cứu kỹ lưỡng thêm trên quan điểm thận trọng.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba.
Đại biểu Đồng Ngọc Ba.

Đối với quyền chuyển nhượng sử dụng tần số vô tuyến điện, đại biểu cho rằng, trong luật hiện hành cũng như trong dự thảo luật chỉ đặt vấn đề cho phép chuyển nhượng đối với trường hợp tần số vô tuyến điện được phân bổ cấp giấy phép theo phương thức đấu giá.

Theo đại biểu, trên thực tế đến nay vẫn chưa thực hiện đấu giá, tức là chưa có việc chuyển nhượng. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có giải pháp thúc đẩy thị trường, loại hàng hoá, dịch vụ này. Do đó cần tính đến việc nghiên cứu mở rộng quyền để được chuyển nhượng và mở rộng đối với phương thức thi tuyển, phương thức trực tiếp.

Đối với kỹ thuật lập pháp, đại biểu đề nghị quy định theo nguyên tắc pháp luật tư. Bởi đây là quyền của các tổ chức, doanh nghiệp nên nếu không cấm thì doanh nghiệp được làm.

Hỗ trợ hạ tầng viễn thông cho vùng cao, biên giới

Đại biểu Tô Ái Vang – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng đề nghị Chính phủ cần triển khai sớm chính sách hỗ trợ hạ tầng viễn thông theo chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 2269 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc phủ sóng cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn sẽ tạo động lực phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng cho vùng cao, biên giới.

Thực tế thì không ít các địa phương còn gặp nhiều khó khăn về khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet của hạ tầng viễn thông, internet đến hộ gia đình, các cơ sở y tế, giáo dục do đặc vụ, địa bàn phức tạp, đồi núi che chắn, điều kiện hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tham gia đầu tư hạ tầng viễn thông, internet.

Đại biểu Tô Ái Vang.
Đại biểu Tô Ái Vang.

Về chính sách của Nhà nước về tần số vô tuyến điện, đại biểu Tô Ái Vang kiến nghị bổ sung thêm chính sách phù hợp để huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư mạng 5G phủ sóng ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực đô thị lớn. Tiến tới năm 2025 cơ bản phủ sóng các tỉnh lớn và 100% dân số sẽ được phủ sóng 5G vào năm 2030.

Giải trình một số ý kiến thảo luận của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần tổ chức được cấp phép sử dụng được xây dựng nhằm tránh tích tụ tần số, không dẫn đến độc quyền viễn thông. Quy định này cũng được xây dựng dựa trên kết quả tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Qua khảo sát quy định của các nước trên thế giới, Bộ trưởng cho biết, phương thức đấu giá được sử dụng nhiều với mục tiêu chính là về tài chính, phương thức thi tuyển được sử dụng khi hướng tới nhiều mục tiêu như khuyến khích công nghệ mới, tăng độ phủ sóng, khuyến khích cạnh tranh.

Cấp trực tiếp chỉ dùng trong trường hợp cấp lại, cấp trong tình trạng khẩn cấp, phục vụ quốc phòng an ninh, chống thiên tai, dịch bệnh.

Bộ trưởng nêu rõ, việc sử dụng cho mục đích kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đảm bảo yếu tố bảo mật. Đồng thời cũng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần tham gia.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Ngăn ngừa doanh nghiệp thâu tóm, độc quyền tần số vô tuyến điện

PHẠM ĐÔNG |

Theo Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường, băng tần dành cho thông tin di động là hữu hạn, nếu không giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động thì sẽ phát sinh hiện tượng doanh nghiệp thâu tóm lượng lớn tần số, có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, làm giảm, thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường.

Sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện góp phần xây dựng hạ tầng số, kinh tế số

Nhóm PV |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, sáng 3.6, Quốc hội nghe nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Sửa luật cần khắc phục tích tụ tần số gây lãng phí tài nguyên quốc gia

Phạm Đông |

Cho ý kiến về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng, khắc phục tích tụ tần số gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.