Sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện góp phần xây dựng hạ tầng số, kinh tế số

Nhóm PV |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, sáng 3.6, Quốc hội nghe nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Những điều kiện để được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Sáng 3.6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội tờ trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, luật lần này sửa đổi quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá.

Luật cũng làm rõ doanh nghiệp nhận chuyển nhượng phải kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức chuyển nhượng với điều kiện bảo đảm tổng độ rộng băng tần sau khi nhận chuyển nhượng, không vượt quá giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng.

Đồng thời, bổ sung quy định yêu cầu tổ chức đề nghị cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển, hoặc khi được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần phải có cam kết triển khai mạng viễn thông và nộp tiền bảo đảm thực hiện cam kết này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo về dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Ảnh: Quochoi
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo về dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Ảnh: Quochoi

Khi vi phạm cam kết thì bị đình chỉ có thời hạn một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, hoặc bị thu hồi giấy phép, nhằm bảo đảm tần số được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển viễn thông của Nhà nước.

Luật cũng bổ sung quy định về điều kiện được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Như yêu cầu tổ chức phải có đủ điều kiện được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông; phải có cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi được cấp phép theo quy định; bổ sung quy định điều kiện được cấp lại giấy phép sau khi hết hạn như phải sử dụng có hiệu quả băng tần, kênh tần số đã cấp.

Cần có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một doanh nghiệp được phép nắm giữ

Thẩm tra Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, ông  Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, theo điểm b, khoản 1, điều 11 Luật Tần số vô tuyến điện:"... Đối với băng tần được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng thì việc phân bổ bao gồm giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng trong băng tần được quy hoạch hoặc trong nhóm băng tần nhất định".

Ông Huy cho rằng, băng tần di động là đầu vào thiết yếu để doanh nghiệp thông tin di động triển khai mạng lưới, kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông. Việc giới hạn này có thể ảnh hưởng đến phát triển thị trường của doanh nghiệp, quyền lợi của người dân trong lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và sử dụng mạng di động, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trên thị trường.

Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cũng nhận thấy, tổng lượng băng thông của băng tần di động là hữu hạn, doanh nghiệp nào càng nắm giữ nhiều băng tần di động thì doanh nghiệp đó sẽ càng có lợi thế cạnh tranh.

Nếu không quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần phân bổ cho từng doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường kinh doanh, cung cấp dịch vụ viễn thông và dẫn tới độc quyền doanh nghiệp.

Vì vậy, phải có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một doanh nghiệp được phép nắm giữ, sử dụng để tránh xảy ra tình trạng thâu tóm độc quyền, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên tần số vô tuyến điện. Quy định này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cũng cho biết, việc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là phương thức công khai, minh bạch, công bằng và được nhiều nước trên thế giới lựa chọn áp dụng.

Phương thức này đã được quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, Luật Đấu giá tài sản năm 2016, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được triển khai trên thực tế.

Vì vậy, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình lý do trong hơn 13 năm qua không thực hiện được quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tự chủ năng lượng

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng. Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua.

Bốn bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội

NHÓM PV |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được lựa chọn trả lời chất vấn Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.

Hôm nay, Quốc hội nghe trình dự án Luật Dầu khí, Luật Tần số vô tuyến điện

Phạm Đông |

Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ nghe trình, thảo luận ở tổ về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.