500 tỉ phú mất 1,4 nghìn tỉ USD trong năm 2022

Thảo Phương |

Năm 2022 là khoảng thời gian khó quên đối với nhiều tỉ phú khi họ bị thất thoát số tiền không nhỏ.

Tháng 1: “Viên đạn” cảnh báo

Tỉ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới tại thời điểm tháng 1.2022 đã bị mất 25,8 tỉ USD sau khi nhà sản xuất ôtô điện Tesla gặp thách thức trong nguồn cung. Đây là mức giảm lớn thứ 4 trong ngày của lịch sử chỉ số Bloomberg, báo trước một năm đầy khó khăn về tài chính đối với Elon Musk.

Tháng 2: Thời gian chật vật của tài phiệt Nga

Những người sở hữu khối tài sản lớn nhất nước Nga đã mất khoảng 46,6 tỉ USD trong ngày 24.2 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraina. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều nước phương Tây đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm trừng phạt các tỉ phú khiến tài sản của họ thất thoát không thể kiểm soát.

 
Tỉ phú Roman Abramovich quyết định bán Chelsea vì tình hình khó khăn. Ảnh: AFP

Biến động chính trị đến một cách bất ngờ khiến tỉ phú người Nga Roman Abramovich phải bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea. Bên cạnh đó, xung đột tại Ukraina kéo dài đã tác động mạnh đến các “ông lớn” nước Nga, làm họ thất thoát thêm khoảng 47 tỉ USD.

Tháng 3: Tài sản của những tỉ phú Trung Quốc liên tục bị “bốc hơi”

Thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến sự đảo lộn vào ngày 14.3 khi tài khoản của những tỉ phú nước này bị “bốc hơi” 54,6 tỉ USD. Giới nhà giàu Trung Quốc tiếp tục mất thêm 164 tỉ USD cho các nỗ lực ngăn chặn COVID-19. Ngành công nghệ bị gián đoạn và căng thẳng thương mại với Mỹ cũng là lý do khiến các tỉ phú Trung Quốc ngày càng chật vật.

Tháng 4: “Nước cờ” Twitter của Elon Musk

 
Elon Musk mất số tiền lớn để sở hữu Twitter. Ảnh: AFP

Ngay sau khi tiết lộ sở hữu 9,1% cổ phần của Twitter vào hồi tháng 4, Elon Musk đã lên kế hoạch mua lại công ty này với giá 44 tỉ USD. Ban đầu, vị tỉ phú gốc Nam Phi dự định vay ngân hàng và tận dụng cổ phiếu Tesla song thị trường xấu đi khiến Musk vướng vào cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài. Đến tháng 10.2022, phi vụ mua lại Twitter đã thành công nhưng tài sản của Elon Musk cũng bay mất 39 tỉ USD so với thời điểm ban đầu.

Tháng 5: Boehly mua Chelsea

Một nhóm do tỉ phú tài chính Todd Boehly đứng đầu đã giành chiến thắng trong vụ đấu thầu mua đội bóng Chelsea với giá 4,25 tỉ bảng Anh - mức giá cao nhất được trả cho một đội thể thao. Vụ đấu giá mua Chelsea kéo dài hơn 2 tháng, thu hút hơn 100 nhà thầu từ khắp nơi trên thế giới.

Tháng 6: Gia tộc Waltons mua đội bóng Broncos

Ông Rob Walton, người thừa kế đế chế Walmart đã mua lại đội bóng đá Denver Broncos với giá 4,65 tỉ USD, lập kỷ lục đối với một đội thể thao của Mỹ. Tập đoàn Walton bao gồm con gái của ông Walton, chồng của bà Greg Penner, chủ tịch Ariel Investments Mellody Hobson, tay đua Công thức 1 Lewis Hamilton và cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice.

Tháng 7: Các nhà đầu tư Trung Quốc lao đao

 
Bà Dương Huệ Nghiên lao đao vì khủng hoảng bất động sản. Ảnh: Xinhua

Bà Dương Huệ Nghiên mất danh hiệu người phụ nữ giàu nhất Châu Á sau khi tài sản giảm hơn một nửa trong cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc. Country Garden Holdings mà bà Dương được thừa hưởng từ cha mình đã kiếm lời từ lĩnh vực xây dựng trong những năm gần đây, song bị ảnh hưởng bởi các chính sách trong lĩnh vực này khiến các dự án bị đình trệ.

Tháng 8: Vận may của tỷ phú Adani

Khi thế giới đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraina, tỉ phú Ấn Độ Gautam Adani đã vượt qua tỉ phú Bill Gates và ông chủ LVMH Bernard Arnault để trở thành người giàu thứ 3 thế giới vào cuối tháng 8. Thậm chí, trong tháng 9, có thời điểm tài sản của ông trùm ngành than Ấn Độ còn vượt qua tỉ phú Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới.

Tháng 9: Mark Zuckerberg rơi vào thế khó

 
Ông chủ Facebook mất 71 tỉ USD khi chuyển hướng sang lĩnh vực mới. Ảnh: AFP

Trong một năm khó khăn với các ông trùm công nghệ Mỹ, khoản lỗ của tỉ phú Mark Zuckerberg lại nổi trội hơn cả. Tính đến giữa tháng 9, tài sản ròng của tỉ phú này đã giảm 71 tỉ USD so với hồi đầu năm sau khi Zuckerberg chuyển hướng sang lĩnh vực vũ trụ ảo tốn kém. Tính đến hết năm 2022, ông chủ Facebook đã rớt 19 hạng trong bảng xếp hạng tài sản của Bloomberg.

Tháng 10: COVID-19 biến mất, nhiều tỉ phú sụp đổ

Tài sản của những tỉ phú hưởng lợi từ tình hình COVID-19 giảm mạnh. Vaccine của Stephane Bancel hay mua sắm trực tuyến và hội nghị online từ Zoom của Eric Yuan nhanh chóng mất giá. Theo chỉ số theo dõi Bloomberg, tài sản của 58 tỉ phú giàu lên trong ngành công nghiệp đại dịch giảm trung bình 58% so với mức đỉnh.

Tháng 11: 16 tỉ USD “bốc hơi” trong 1 tuần

 
Các tỉ phú tiền điện tử chứng kiến sự thất thoát không kiểm soát. Ảnh: AFP

Sàn giao dịch điện tử FTX sụp đổ khiến khối tài sản 16 tỉ USD của người sáng lập Sam Bankman-Fried bị xóa sạch chỉ trong chưa đầy một tuần. Bên cạnh đó, một tỉ phú tiền điện tử khác là Zhao Changpeng của Binance cũng chứng kiến khối tài sản ròng giảm 84 tỉ USD trong năm nay.

Tháng 12: Elon Musk “mất ngôi”

Đầu tháng 12, ông trùm hàng hiệu Pháp Bernard Arnault chính thức “cướp ngôi” người giàu nhất thế giới của Elon Musk. Mặc dù tài sản của ông Arnault trong năm 2022 cũng giảm 16 tỉ USD song số tiền đó cũng chỉ là “hạt cát trong sa mạc” khi so với 138 tỉ USD bị thất thoát của Elon Musk.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Vì sao tỉ phú ngày càng giàu hơn kể cả trong khủng hoảng toàn cầu?

Thanh Hà |

Cứ sau 30 giờ, đại dịch lại tạo ra một tỉ phú mới, đồng thời đẩy 1 triệu người vào cảnh nghèo đói.

Đích đến mới nổi cho nhà giàu Trung Quốc di cư

Thanh Hà |

Ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có đến Nhật Bản sinh sống, theo những nhà môi giới bất động sản và cộng đồng người Hoa sở tại.

Thỏi nam châm thu hút người giàu Trung Quốc đến làm việc và định cư

Ngọc Vân |

Singapore đang trở thành "thỏi nam châm" thu hút các chuyên gia và người giàu Trung Quốc đến làm ăn và định cư.

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Trần nhà bong từng mảng, bất an sống tại chung cư chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Hạnh Thơm |

Hà Nội - Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn đang chấp nhận sống tạm bợ ở những khu chung cư cũ xuống cấp.

Độc lạ nghề massage hoa dừa lấy mật

NGỌC ANH |

Trà Vinh - Người làm nghề massage hoa dừa để lấy mật phải có nghệ thuật, học nhiều tháng mới thu được mật ngon cung ứng cho thị trường.

Vì sao tỉ phú ngày càng giàu hơn kể cả trong khủng hoảng toàn cầu?

Thanh Hà |

Cứ sau 30 giờ, đại dịch lại tạo ra một tỉ phú mới, đồng thời đẩy 1 triệu người vào cảnh nghèo đói.

emerging destination for Chinese billionaires

Thanh Hà |

More and more well-off Chinese people are coming to Japan to live, according to real estate brokers and the Chinese community.

Thỏi nam châm thu hút người giàu Trung Quốc đến làm việc và định cư

Ngọc Vân |

Singapore đang trở thành "thỏi nam châm" thu hút các chuyên gia và người giàu Trung Quốc đến làm ăn và định cư.