Ai sẽ đảm bảo an toàn cho đường ống khí đốt mới của Nga đến Châu Âu?

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thỏa thuận xây dựng một trung tâm khí đốt quốc tế đặt ở phần Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian sớm nhất có thể.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chỉ thị cho các bộ trưởng năng lượng khẩn trương bắt đầu các công việc liên quan. Kết quả làm việc của các đoàn sẽ được trình lên lãnh đạo các nước trong thời gian tới.

Người đứng đầu Gazprom, Alexei Miller, cho biết, công ty đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật để xây dựng các cơ sở truyền dẫn khí đốt trên Biển Đen và xem xét việc tạo ra một sàn giao dịch khí đốt ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU).

Mọi thứ đều ổn, nhưng còn vấn đề an ninh của công trình thì sao?

Boris Martsinkevich, tổng biên tập của tạp chí phân tích Geoenergetika Info, tin chắc rằng đường ống mới sẽ được bảo vệ khỏi sự can thiệp từ bên ngoài, vì nó sẽ được đặt dọc theo đáy Biển Đen và nằm ở cả hai phía của Nga và các vùng đặc quyền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ có thể quy định việc tàu chiến đi vào khu vực Biển Đen, đồng thời với tư cách là thành viên của NATO, điều này cũng giảm thiểu rủi ro bị tấn công từ bên ngoài.

Đường ống dẫn khí đốt này đặc biệt ở chỗ là nó được bảo vệ bởi Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên của NATO, và thứ hai là, sự xuất hiện của các tàu Mỹ, Anh, Pháp sẽ được biết trước và khả năng theo dõi chuyển động của chúng sẽ tăng lên đáng kể.

Nhưng đây có phải là một sự đảm bảo? Và điều gì có thể ngăn cản sự phá hoại bên ngoài khu lãnh hải của Thổ Nhĩ Kỳ?

Đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng chiến lược về nhiều mặt. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là một quốc gia thành viên của khối NATO, mà còn đang cố gắng thực hiện vai trò trung gian hòa giải trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, cộng với khả năng thực tế của nhà lãnh đạo Erdogan, có thể làm tăng đáng kể sức nặng chính trị của nước này trong khuôn khổ mô hình trật tự thế giới đang nổi lên.

Xét đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào lợi ích quốc gia của mình, có thể cho rằng sự chú ý của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc đảm bảo an ninh cho đoạn đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ nước này sẽ được gia tăng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh việc phá hoại đoạn Nord Stream, cũng như vụ tai nạn tại đường ống dẫn dầu Druzhba, có dấu hiệu phá hoại, thì không thể nói về sự an toàn tuyệt đối của cơ sở hạ tầng.

Châu Âu quan tâm đến việc tiêu thụ khí đốt của Nga thông qua trung gian của ông Erdogan. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bán lại hydrocacbon trong nước cho người tiêu dùng cuối cùng ở EU. Ngược lại, những người mua sẽ coi như đang mua các nguồn năng lượng từ Thổ Nhĩ Kỳ (một đồng minh của NATO), chứ không phải từ Nga. Nhưng Mỹ thì lại nhìn sự việc với con mắt khác và họ sẽ cố gắng bằng mọi giá phá vỡ sợi dây khí đốt nối Nga với Châu Âu.

Có thể, việc vận chuyển khí đốt từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đến người tiêu dùng Châu Âu sẽ được chuyển giao cho khu vực chịu trách nhiệm của Ankara. Gazprom sẽ phải chia sẻ lợi nhuận với Thổ Nhĩ Kỳ, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đảm bảo an ninh cho việc vận chuyển ở những khu vực khó khăn nhất và không được bảo vệ. Như vậy, vai trò của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trên chính trường thế giới cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Đối với bất kỳ lệnh trừng phạt và đe dọa nào từ Mỹ và EU, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những đối sách cứng rắn. Ví dụ như, bằng lệnh cấm của mình, ông có thể phá vỡ làn sóng mở rộng tiếp theo của NATO hoặc đưa một vài triệu người di cư từ Trung Đông đến Châu Âu.

Đối với Nga, việc xây dựng đường ống dẫn khí mới ít nhất là sẽ làm cho các công ty trong nước hài lòng vì họ sẽ nhận được các hợp đồng lớn về sản xuất ống thép và các thiết bị liên quan để trung chuyển. Điều này có thể trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nga và giúp các nhà luyện kim trong bối cảnh xuất khẩu kim loại sang các nước phương Tây giảm mạnh.

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru)
TIN LIÊN QUAN

Xoay sở mới nhất của tập đoàn dầu khí Nga trước lệnh cấm của EU

Khánh Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft có giải pháp mới nhất khi lệnh cấm dầu Nga của EU sắp có hiệu lực.

Nga sẽ giúp Châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ?

Song Minh |

Bước đi do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện sẽ mang lại cho Châu Âu cơ hội thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị vào Mỹ và hành động độc lập hơn, theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Tập đoàn dầu khí Nga kiện chính phủ Đức

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đã đệ đơn kiện chính phủ Đức vì nắm quyền kiểm soát các nhà máy lọc dầu của hãng tại nước này.

Hezbollah lần đầu tấn công thẳng vào trung tâm Israel

Bùi Đức |

Lần đầu tiên Hezbollah phóng tên lửa vào khu vực trung tâm của Israel, khiến xung đột biên giới giữa hai bên ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Guam

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Đường sắt tốc độ cao 350 km/h phải thẳng nhất có thể

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 25.9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Xoay sở mới nhất của tập đoàn dầu khí Nga trước lệnh cấm của EU

Khánh Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft có giải pháp mới nhất khi lệnh cấm dầu Nga của EU sắp có hiệu lực.

Nga sẽ giúp Châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ?

Song Minh |

Bước đi do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện sẽ mang lại cho Châu Âu cơ hội thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị vào Mỹ và hành động độc lập hơn, theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Tập đoàn dầu khí Nga kiện chính phủ Đức

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đã đệ đơn kiện chính phủ Đức vì nắm quyền kiểm soát các nhà máy lọc dầu của hãng tại nước này.