Cuộc chiến lithium: Trung Quốc đang đặt xẻng ở sân sau của Mỹ

Thanh Hà |

Các siêu cường đang tranh giành quyền kiểm soát chuỗi cung ứng "khoáng sản của tương lai" lithium. 

Lithium cần cho các nguồn năng lượng tái tạo và đang chuẩn bị trở thành nguồn khoáng sản của thế kỷ 21 có tầm quan trọng như than đá trong 2 thế kỷ trước.

Khoáng sản này là nguyên liệu chính để sản xuất pin lithium-ion dùng trong nhiều mặt hàng, từ điện thoại di động đến ôtô điện. Quan trọng hơn, lithium đã được Liên Hợp Quốc coi là “trụ cột cho nền kinh tế không sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, được xem như cách thức chính để lưu trữ năng lượng trong các lưới năng lượng sạch của tương lai. Do đó, lithium đã trở thành một trong những mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất với giá tăng hơn 500% trong hơn 2 năm qua.

Nhà phân tích chính trị Timur Fomenko của RT nhận định, các dòng chảy địa chính trị đang thúc đẩy cuộc chạy đua của các cường quốc trên thế giới để tranh giành khoáng sản quý giá này, tranh giành về việc bên nào có thể xác định vị trí và khai thác các mỏ lithium trên khắp hành tinh. Bên kiểm soát chuỗi cung ứng lithium sẽ thống trị ngành công nghiệp.

Chuỗi cung ứng bắt đầu từ nơi nguồn lithium được phát hiện. Ở phương diện này, Trung Quốc có khởi đầu thuận lợi, nước này sở hữu một lượng đáng kể lithium và có thể khai thác chúng. Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới về tổng tài nguyên lithium (5,1 triệu tấn) và đứng thứ 4 thế giới về trữ lượng có thể khai thác (1,5 triệu tấn).

Mỹ có nhiều tài nguyên lithium hơn, với 9,1 triệu tấn, nhưng trữ lượng có thể khai thác hiện tại của nước này chỉ ở mức 750.000 tấn. Australia có trữ lượng lithium 5,7 triệu tấn và đang đứng về phía Mỹ, do đó có thể thay đổi cán cân theo hướng có lợi cho Mỹ.

Dù vậy, các nhà phân tích cảnh báo, Mỹ dường như đang mất dần sự kiểm soát với khu vực giàu lithium và cũng là nơi mà Washington ở vị trí thống trị trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là nhiều thế kỷ: Khu vực Trung và Nam Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ đáng kể ở khu vực quan trọng này.

Riêng Mỹ Latinh sở hữu 56% trữ lượng lithium của thế giới. Lithium tập trung ở Bolivia, Argentina, Chile ("tam giác lithium") và Brazil. Có 21 triệu tấn lithium chưa khai thác ở Bolivia trong khi Argentina đã khai thác 2,2 triệu trong tổng số 19 triệu tấn lithium ở nước này. Rõ ràng, dư địa để phát triển thêm còn rất nhiều.

Ngoài ra, Mexico cũng có 1,7 triệu tấn lithium. Giờ đây, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh để tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ này.

Theo truyền thống, Mỹ có ảnh hưởng ở Châu Mỹ thông qua chính sách Học thuyết Monroe nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ cường quốc cạnh tranh nào khác trong khu vực.

Khi cạnh tranh địa chính trị và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên, Bắc Kinh đã tìm cách đầu tư vào nhiều liên doanh lithium trên khắp Châu Mỹ. Mỹ phản ứng bằng cách tận dụng quyền lực chính trị ở những nơi có thể.

Đã có những nỗ lực ngăn chặn một công ty Trung Quốc khai thác lithium ở Mexico. Canada gần đây lệnh cho 3 công ty Trung Quốc thoái vốn khỏi các công ty khoáng sản nước này vì lý do an ninh quốc gia.

Mexico và Canada đều là các bên tham gia Thỏa thuận USMCA - Mỹ - Mexico - Canada và khi các doanh nghiệp Trung Quốc ra đi, mỏ lithium của những nước này sẽ cởi mở hơn cho đầu tư của Mỹ.

Dù vậy, nỗ lực của Washington không phải lúc nào cũng thành công. Tại Bolivia, vài tuần trước, một tập đoàn Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận ở La Paz về phát triển 2 nhà máy lithium. Công ty Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 1 tỉ USD vào giai đoạn đầu tiên của dự án.

Mỹ cũng đối mặt với những thách thức ở Argentina và Brazil khi cả 2 nước đều từ chối Học thuyết Monroe và tìm cách đảm bảo lợi ích trong một môi trường đa cực hơn. Sự trở lại của chính phủ ông Luiz Inacio “Lula” da Silva dự kiến đưa Brazil tham gia vào môi trường đa cực. Một năm trước, Argentina đã tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và tháng 7 năm ngoái, một công ty Trung Quốc hoàn tất thỏa thuận trị giá gần 1 tỉ USD để tiếp quản một công ty lithium của Argentina.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mỹ có đang chi quá nhiều cho Ukraina?

Thanh Hà |

Khoảng một phần tư số người Mỹ được hỏi trong cuộc thăm dò của Pew cho rằng Mỹ đang chi quá nhiều cho Ukraina.

Gã khổng lồ dầu khí Mỹ báo lãi kỷ lục

Thanh Hà |

ExxonMobil - ông lớn dầu khí Mỹ - có thu nhập năm 2022 đạt mốc cao lịch sử cho dầu khí phương Tây.

Kế hoạch khai mỏ lithium của Mexico khiến Mỹ và Canada phát cảnh báo

Thanh Hà |

Các nhà lập pháp Mexico đã thông qua kế hoạch quốc hữu hóa hoạt động thăm dò và khai thác lithium - nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin cho ôtô điện, điện thoại di động và các công nghệ khác.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.