Phương pháp khoa học đột phá giúp người liệt bước đi trở lại

Bảo Châu |

Các nhà khoa học đang thử nghiệm một phương pháp đột phá giúp người liệt do chấn thương tủy sống có thể đi lại được.

CNN đưa tin, Michel Roccati, người Italia, mất khả năng đi lại sau một tai nạn xe máy vào năm 2017 vì bị chấn thương hoàn toàn tủy sống. Nay, sau khi được cấy một thiết bị điện cực cấy vào tủy sống, Roccati đã có thể một lần nửa tận hưởng điều đơn giản mà ông từng đánh mất: Đứng uống nước với bạn bè ở quán bar, tắm mà không cần ghế và thậm chí đi dạo quanh thị trấn bằng một chiếc xe tập đi.

“Tôi đang tự do. Tôi có thể đi bộ bất cứ nơi nào mình muốn" - Michel Roccati vui mừng cho biết.

Roccati là 1 trong 3 người đàn ông trong độ tuổi từ 29 đến 41 tham gia chương trình thử nghiệm lâm sàng STIMO, do Tiến sĩ Jocelyne Bloch của Bệnh viện Đại học Lausanne và nhà khoa học Grégoire Courtine thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ dẫn đầu. Kết quả nghiên cứu đã được công bố hôm 7.2 trên tạp chí Nature Medicine

Những người tham gia được cấy 16 thiết bị điện cực vào khoang ngoài màng cứng - một khu vực giữa các đốt sống và màng tủy sống. Các điện cực nhận dòng điện từ máy tạo nhịp tim cấy dưới da bụng.

Tất cả các bệnh nhân trong thử nghiệm đều mất hoàn toàn khả năng vận động tự chủ phần chi bên dưới vùng chấn thương. Trong đó có 2 người bị mất cảm giác hoàn toàn. Với sự hỗ trợ của các thiết bị cấy ghép, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng máy tính bảng để khởi động các chuỗi xung điện đặc thù, được gửi đến các điện cực ngoài màng cứng thông qua máy tạo nhịp tim, kích hoạt các cơ của những người tham gia.

Kết quả khả quan

Trước đây, các nghiên cứu tương tự khác đã từng chứng kiến bệnh nhân cử động ngay sau khi phẫu thuật cấy ghép thiết bị điện cực, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo rằng tất cả những người tham gia có thể thực hiện các bước đi trên máy chạy bộ một cách độc lập chỉ một ngày sau khi phẫu thuật.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét sự kích thích điện tới tủy sống trong suốt 3 thập kỷ qua. Nghiên cứu mới nhất thiết kế lại công nghệ ban đầu vốn được sử dụng để giảm đau hướng đến các rễ thần kinh cột sống.

Các nghiên cứu trước đây của Đại học Louisville chỉ ra rằng người bị liệt hoàn toàn nhưng vẫn có cảm giác có thể đi lại sau vài tháng phục hồi chức năng thông qua kích thích điện vào tủy sống. Trong khi thử nghiệm STIMO cho thấy trong vòng 1 tuần kể từ khi phẫu thuật, cả 3 người tham gia đều có thể đi bộ độc lập với sự hỗ trợ của thiết bị nâng đỡ trọng lượng cơ thể.

Nhà nghiên cứu Courtine nói với CNN: "Lần đầu tiên, chúng tôi không chỉ đạt được hiệu quả tức thì - mặc dù việc tập luyện vẫn rất quan trọng - mà những cá nhân không có cảm giác, không cử động được cũng có thể lấy lại tư thế đứng thẳng và đi lại độc lập ngoài phòng thí nghiệm".

Với thiết bị STIMO, những người bị tổn thương tủy sống hoàn toàn có thể lấy lại chuyển động tự giác ở chân của họ chỉ khi nhận được kích thích, ngược lại khi thiết bị tắt thì không. Các điện cực có thể giữ nguyên trong suốt cuộc đời, nhưng máy tạo nhịp tim cần được thay thế mỗi 9 năm một lần.

Nhưng với việc tập luyện, bệnh nhân có thể tăng cường sức bền và thực hiện nhiều hoạt động hơn. Sau khi phẫu thuật, những người tham gia nghiên cứu được tập vật lý trị liệu 1-2 giờ khoảng 4 lần 1 tuần. Với 3 hoặc 4 tháng tập luyện liên tục, một người tham gia có thể đứng trong suốt 2h. Một người khác có thể đi bộ 500m một cách độc lập. Một người thậm chí còn leo được cầu thang.

Máy tính bảng sử dụng trong nghiên cứu được cài đặt các chương trình cụ thể, mã hóa cho một số loại hoạt động nhất định, bao gồm đứng, đi bộ và bơi lội.

"Càng rèn luyện, họ càng tiến bộ, vì vậy họ cần có động lực để có thể trụ được lâu dài" - Tiến sĩ Bloch nói về sự tiến bộ của những người tham gia.

Tương lai hứa hẹn

Hai nhà nghiên cứu Courtine và Bloch đang có kế hoạch hợp tác với Onward Medical sản xuất thiết bị thân thiện hơn với người dùng để sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như tích hợp chương trình với điện thoại di động hoặc đồng hồ thông minh. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đang tìm cách mở rộng quy mô thử nghiệm lâm sàng lớn hơn tại Mỹ. Họ ước tính rằng sẽ mất ba 3 hoặc 4 năm nữa để công nghệ này có thể được thương mại hóa.

Thông tin tại một cuộc họp báo vào tuần trước, các tác giả cho biết nghiên cứu đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt chỉ định là "thiết bị đột phá" để đẩy nhanh quá trình.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Lần đầu ghép tim lợn biến đổi gene cho bệnh nhân ở Mỹ

Hải Anh |

Các bác sĩ Mỹ đã cấy ghép một quả tim lợn vào một bệnh nhân trong nỗ lực cuối cùng để cứu sống người bệnh.

Đột phá lịch sử với vaccine sốt rét đầu tiên

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận vaccine sốt rét đầu tiên trên thế giới hôm 6.10. WHO cho biết, loại vaccine này nên được tiêm cho trẻ em trên khắp Châu Phi nhằm thúc đẩy nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Hai nhà khoa học Mỹ giành giải Nobel Y học 2021

Thanh Hà |

Nobel Y học 2021 công bố ngày 4.10 được trao chung cho nhà khoa học Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian “cho những khám phá về các thụ thể với nhiệt độ và xúc giác".

Tuyển Indonesia thua trận đầu tiên tại vòng loại 3 World Cup 2026

NHÓM PV |

Tối 15.10, đội tuyển Indonesia nhận thất bại 1-2 trên sân tuyển Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026.

Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vương Trần |

Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ sở dữ liệu quý, phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nổ nồi hấp tinh dầu, 1 bé gái bị thương, 5 căn nhà ảnh hưởng

LÝ LINH |

TPHCM - Ngày 15.10, Công an huyện Bình Chánh đang điều tra vụ nổ nồi hấp tại một cơ sở sản xuất tinh dầu trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A khiến một bé gái bị thương.

Nguyên chủ tịch xã ở Thái Bình bị tố lạm quyền để trục lợi

TRUNG DU |

Thái Bình - Nguyên Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ bị tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi, trục lợi cho bản thân, gia đình.

Tin 20h: Giá vàng nhẫn tăng cao, người dân đổ xô săn lùng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 15.10: Giá vàng nhẫn tăng cao, tìm khắp nơi không mua được 1 chỉ; Lý giải "cơn sốt" đất nền qua các phiên đấu giá xuyên đêm...

Lần đầu ghép tim lợn biến đổi gene cho bệnh nhân ở Mỹ

Hải Anh |

Các bác sĩ Mỹ đã cấy ghép một quả tim lợn vào một bệnh nhân trong nỗ lực cuối cùng để cứu sống người bệnh.

Đột phá lịch sử với vaccine sốt rét đầu tiên

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận vaccine sốt rét đầu tiên trên thế giới hôm 6.10. WHO cho biết, loại vaccine này nên được tiêm cho trẻ em trên khắp Châu Phi nhằm thúc đẩy nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Hai nhà khoa học Mỹ giành giải Nobel Y học 2021

Thanh Hà |

Nobel Y học 2021 công bố ngày 4.10 được trao chung cho nhà khoa học Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian “cho những khám phá về các thụ thể với nhiệt độ và xúc giác".