Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

cấn dung |

Bạn đọc có email buihuongxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi làm ăn thua lỗ, không thể tiếp tục kinh doanh. Xin hỏi, những ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? Có thể nộp đơn này qua đường bưu điện được không?

Luật gia Cấn Thị Phương Dung - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, thành viên hợp danh khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán hoặc dưới 20% nhưng được quy định tại điều lệ công ty.

6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Khoản 1 điều 20 Luật Phá sản 2014 quy định về phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;

b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

Như vậy, người có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản được quy định theo pháp luật đã trích dẫn ở trên. Đồng thời, việc gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể gửi theo đường bưu điện.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

cấn dung
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo quyền lợi lao động khi doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn

Hà Hiển- B.H |

Đối với những trường hợp doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, phá sản, nợ lương, bảo hiểm xã hội trong năm 2019, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong những doanh nghiệp này.

Phân chia tài sản khi công ty bị tuyên bố phá sản thế nào?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email thangtungx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi đã thành lập được 2 năm. Do làm ăn thua lỗ, nên công ty tôi muốn mở thủ tục phá sản. Thứ tự phân chia tài sản khi công ty bị tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?

Phát hiện sớm doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn để bảo vệ NLĐ

QUẾ CHI |

Những năm qua, tình trạng doanh nghiệp (DN) phá sản, có chủ bỏ trốn để lại hệ lụy rất lớn cho người lao động (NLĐ) và xã hội. Nhiều trường hợp NLĐ bị nợ lương, không có tiền để trang trải cuộc sống; không thể chốt, đóng nối sổ BHXH khi xin sang làm việc ở Cty khác. Việc giải quyết quyền lợi của NLĐ trong những trường hợp này còn rất khó khăn, vướng mắc bởi còn nhiều khoảng trống về pháp lý và trách nhiệm.

Đắp chiếu cả thập kỉ, nhà máy ôtô Thái Nguyên chờ khai tử

Việt Bắc |

Nhà máy ôtô Vinaxuki Thái Nguyên vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng bị bỏ hoang, đắp chiếu cả thập kỉ qua gây lãng phí tài nguyên đất.

"Mất oan" 85 tỉ đồng vì sai phạm của Nhà xuất bản Giáo dục

Lam Duy |

Các sai sót, vi phạm tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khiến phụ huynh học sinh phải mua sách giáo khoa với giá cao hơn tới 85 tỉ đồng.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Đảm bảo quyền lợi lao động khi doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn

Hà Hiển- B.H |

Đối với những trường hợp doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, phá sản, nợ lương, bảo hiểm xã hội trong năm 2019, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong những doanh nghiệp này.

Phân chia tài sản khi công ty bị tuyên bố phá sản thế nào?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email thangtungx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi đã thành lập được 2 năm. Do làm ăn thua lỗ, nên công ty tôi muốn mở thủ tục phá sản. Thứ tự phân chia tài sản khi công ty bị tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?

Phát hiện sớm doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn để bảo vệ NLĐ

QUẾ CHI |

Những năm qua, tình trạng doanh nghiệp (DN) phá sản, có chủ bỏ trốn để lại hệ lụy rất lớn cho người lao động (NLĐ) và xã hội. Nhiều trường hợp NLĐ bị nợ lương, không có tiền để trang trải cuộc sống; không thể chốt, đóng nối sổ BHXH khi xin sang làm việc ở Cty khác. Việc giải quyết quyền lợi của NLĐ trong những trường hợp này còn rất khó khăn, vướng mắc bởi còn nhiều khoảng trống về pháp lý và trách nhiệm.