Còn 2 ngày để xác nhận nhập học: Nhiều thí sinh vẫn băn khoăn học hay bỏ

Phùng Nhung |

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ còn 2 ngày nữa để xác nhận nhập học đợt 1 nhưng nhiều thí sinh sau khi có thông báo trúng tuyển vẫn băn khoăn nên theo học hay không.

“Em thương bố mẹ nhiều lắm, em không biết có nên đi học không”

Dù đã nhập học nhưng Dương Hà (Bắc Giang) vẫn không kìm nổi sự lo lắng, hoang mang. Em không biết nên học đại học hay từ bỏ giấc mơ của riêng mình để đi làm phụ giúp gia đình.

"Em đỗ Trường Đại học CMC trong niềm hân hoan của cả nhà. Nhưng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ em là những người khoẻ mạnh. Trớ trêu thay, mẹ em phát hiện bị u tuyến giáp, bố em bị bệnh về gan, tháng nào cũng phải đi khám bệnh tại Hà Nội, chi phí một lần lên đến 4-5 triệu đồng”- Dương Hà chia sẻ.

Bố mẹ Hà bán cá ngoài chợ, vất vả quanh năm lại thường xuyên đau ốm. Thậm chí vừa xạ trị được vài ngày, mẹ em đã đi bán hàng lại, làm cả ngày không dám nghỉ ngơi. Thương mẹ, Hà nhiều lần mếu máo: “Con có nên học đại học không? Con thương bố mẹ nhiều lắm” thì nhận lại lời động viên "Con cố gắng học hành thành tài, bố mẹ lo được".

Nữ sinh cho biết, em thích ngôi trường mà mình đã chọn vì "có tiếng" trong đào tạo lĩnh vực khoa học, công nghệ và thời gian đào tạo nhanh.

Tuy nhiên, học phí ở mức khá cao - 24 triệu đồng/học kỳ và 1 năm có 3 học kỳ. Chưa kể tiền học tiếng Anh 10 triệu đồng/cấp độ và trường yêu cầu học 6 cấp độ.

"Chi phí cho một năm học không hề nhỏ. Trước đó, em nhận được tài trợ học bổng 70%, tuy nhiên, hồ sơ gặp trục trặc nên chỉ nhận được 50% học bổng. Điều này khiến em càng bị áp lực hơn về vấn đề học phí.

Bây giờ em đang rối lắm, em vẫn không biết sẽ theo đuổi ngôi trường mà mình yêu thích hay gác lại ước mơ để đi làm phụ giúp gia đình” - Hà thở dài.

"Học hay bỏ?"

"Cảm giác đỗ ngành mình thích nhưng không được đi học, nhìn các bạn nhập học mà em tủi thân lắm” - là lời bộc bạch của em Vi Thị Vĩ (Bắc Giang) sau khi quyết định không nhập học.

Nữ sinh này cho biết, em thi đỗ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng do gia đình không có điều kiện nên em quyết định lùi việc học lại và đi làm một năm để thi lại.

"Gia đình em có 5 anh chị em, hai chị lớn đã lập gia đình, em trai học hết cấp hai đã bỏ học đi làm công nhân. Bố mẹ làm nông quanh năm nên không đủ khả năng nuôi em học đại học.

Bố mẹ muốn em đi làm công nhân một vài năm rồi an phận đi lấy chồng, không đi học phát triển bản thân nữa. Nhưng em nghĩ tương lai là của mình nên quyết định đi làm một năm để có thể tự chi trả các khoản chi phí, tiếp tục việc học” - Vĩ tâm sự.

Đứng trước áp lực tiền bạc và ước mơ học tập để đổi đời, Vi Thị Vĩ đành ngậm ngùi lỡ hẹn với cánh cửa đại học năm 2022. Em mong rằng trong kỳ thi năm 2023 em sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trở thành sinh viên đại học.

Dù đỗ nguyện vọng 2, 3, 4, 5 nhưng Lê Trà My (Thái Bình) vẫn phân vân học "học hay bỏ" vì em đã trượt nguyện vọng 1 vào Trường Đại học Y Thái Bình.

"Những nguyện vọng phía dưới em chỉ đăng ký cho có, không phải điều mà em hy vọng. Em biết không có đam mê thì không thể học được, nhưng gác lại một năm để thi lại thì áp lực quá, nhập học trường nguyện vọng 2 rồi năm sau thi lại thì hơi lãng phí. Giờ này em vẫn chưa thể đưa ra quyết định vì chưa đủ mạnh mẽ" - Trà My bộc bạch.

ThS Dương Văn Bá - Trường Đại học Hoà Bình - cho rằng, hiện nay có tỉ lệ không nhỏ thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không có nhu cầu xác nhận nhập học. Nguyên nhân do thí sinh trúng tuyển không phải ngành yêu thích nhất, khó khăn do học phí cao; có em thay đổi mục tiêu tương lai, muốn đi du học, học nghề, đi làm ngay; có thí sinh muốn nhập học vào trường khác.
Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Sau bão Noru, nhiều địa phương cho học sinh trở lại trường

Trang Hà |

Kon Tum, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi đã thông báo lịch đi học trở lại đối với học sinh sau bão Noru.

Cập nhật danh sách các trường đại học xét tuyển bổ sung

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022, tính đến ngày 29.9, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Tuyển sinh đại học: Tỉ lệ nhập học thấp, trường “hot” cũng khó tuyển

THIỀU TRANG - HUYÊN NGUYỄN |

Bức tranh tuyển sinh năm nay khó đoán định với các trường đại học bởi dù Bộ GDĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh mới để hạn chế tỉ lệ ảo nhưng trên thực tế số lượng thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học vẫn còn nhiều. Không ít trường đại học lo lắng khi ngày kết thúc nhập học đã cận kề mà mới chỉ có 50% thí sinh trúng tuyển nhập học.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Bão Bebinca dự báo gây ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất cho hay, đường đi của cơn bão mới Bebinca sẽ đi qua các nhà máy lọc dầu ở Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc.

Theo chân những người băng rừng, săn ong vò vẽ

PHƯƠNG ANH |

Nhóm thợ phải băng rừng, nhìn hướng ong bay để tìm tổ ong vò vẽ.

Những người già cô đơn ở làng quy hoạch treo Quảng Nam

Hoàng Bin |

Hơn 20 năm sống trong điều kiện hạ tầng thiếu thốn, người trẻ lần lượt rời làng, khiến người cao tuổi ở làng quy hoạch treo Quảng Nam mang nỗi buồn đau đáu.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .