Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học được gọi tên trong danh sách này. Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường được xếp hạng cao nhất trong số 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, hạng 86, tổng điểm 47.
Theo sau Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Trường Đại học Duy Tân với thứ hạng 106, tổng điểm đánh giá 45,3.
Năm ngoái, cả 2 trường này đều xuất hiện trong top 100 tại bảng xếp hạng. Trong đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng xếp thứ 73.
Năm nay, Trường Đại học Duy Tân “tụt hạng” từ 91 xuống thứ hạng 106.
4 trường còn lại của Việt Nam được xếp hạng lần lượt là Đại học Quốc gia Hà Nội (hạng 351 - 400), Đại học Bách khoa Hà Nội (hạng 501 - 600), Đại học Quốc gia TPHCM (hạng 501 - 600) và Đại học Huế (hạng 601+).
So với xếp hạng đại học châu Á năm 2022 của THE, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tụt 13 bậc, Trường Đại học Duy Tân cũng tụt 15 bậc.
Thứ hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giảm so với năm trước.
Năm 2023, Đại học Đà Nẵng từng xuất hiện trong bảng xếp hạng năm 2022 thì năm nay, cái tên có trong bảo xếp hạng là Đại học Huế.
Bảng xếp hạng đại học châu Á của THE năm nay có sự góp mặt của 699 trường đại học đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn châu Á. Trong năm thứ 4 liên tiếp, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nắm giữ vị trí thứ nhất và vị trí thứ 2.
2 đại học của Singapore vẫn giữ vị trí trong top 5 là Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang.
Nhật Bản là quốc gia có nhiều đại diện được xếp hạng nhất châu Á, với 117 tổ chức giáo dục đại học. Tuy nhiên, nếu so sánh thứ hạng trong top 10, Trung Quốc đại lục lại dẫn đầu với 4 trường được xếp hạng trong nhóm cao nhất.
Đại học Quốc gia Seoul (Hà Quốc) đã rời khỏi danh sách 10 trường tốt nhất, tụt từ vị trí số 8 trong năm 2022 xuống vị trí số 11 trong năm nay.
THE là tổ chức xếp hạng đại học uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của QS và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).
Năm nay, bảng xếp hạng đại học châu Á của THE đánh giá dựa trên 13 chỉ số, 5 nhóm lĩnh vực gồm: Đào tạo (môi trường học tập, chiếm 25%), nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng, chiếm 30%), trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu, chiếm 30%), danh tiếng quốc tế (thu hút giảng viên, sinh viên và nghiên cứu quốc tế, chiếm 7,5%), nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức, chiếm 7,5%).