Vượt qua bạo lực học đường bằng cách biến tổn thương thành sức mạnh

Linh Tâm |

"Em bỗng "biết ơn" những người đã từng bắt nạt mình vì họ đã giúp em biến tổn thương thành sức mạnh..." - lời bộc bạch của nạn nhân từng bị bạo lực học đường.

Những "sát thủ vô hình”

“Cảm giác bất lực, bế tắc cứ dày vò bản thân em. Nhiều khi em tự nghĩ, mình đã làm sai điều gì khiến bản thân phải chịu đựng nhiều sự bất công như ngày hôm nay? Liệu em có thể cố gắng được nữa hay không?” - Lê Thị Mỹ Tiên (sinh năm 2003, Hà Nội) kể về những năm tháng phổ thông trong ánh mắt đọng nước.

Mỹ Tiên là con giáo viên và có học lực, thành tích tốt. Người bắt nạt em là học sinh có điểm số xếp sau và luôn lôi kéo những bạn khác cùng tẩy chay em. Câu chuyện lên tới đỉnh điểm khi người bắt nạt không có thành tích tốt bằng Tiên trong kỳ thi học sinh giỏi.

“Ngồi trong lớp, bạn ném thước và đồ dùng học tập vào người em, còn mắng em là không xứng đáng, là con giáo viên nên mới đạt được kết quả đó. Bạn còn tuyên bố, ai chơi với em sẽ bị tẩy chay ngay lập tức.

Cảm giác bị bỏ rơi ngay trong lớp học - một phần thanh xuân rất tồi tệ và giống như địa ngục. Em ước mình có những khoảnh khắc đáng nhớ thay vì những tiếng mỉa mai hay lời nói chát chúa như vậy" - Tiên rơi nước mắt.

Từng là nạn nhân của bạo lực học đường, Vũ Hồng Ngọc (sinh năm 1996, Thanh Hóa) bị một nhóm bạn cùng lớp lăng mạ, chửi rủa vì từ tỉnh lẻ chuyển vào Nam. Cảm giác bị xa lánh, phân biệt vùng miền đã đeo bám Ngọc trong suốt thời gian học cấp 2.

Nghĩ lại, Ngọc vẫn ám ảnh: “Em mặc gì, ăn gì, làm gì cũng bị họ phán xét. Họ luôn lấy tiêu chuẩn giàu có của họ ra để chê bai, dè bỉu em. Những áp lực từ việc học do chuyển trường, sự phân biệt vùng miền đã khiến em từng nghĩ quẩn".

 
Biến tổn thương từ bạo lực học đường trở thành sức mạnh cố gắng. Đồ họa: Trang Hà

Khi tổn thương trở thành sức mạnh

Tại thời điểm bị bắt nạt, khi không biết phải tâm sự với ai, Mỹ Tiên đã chọn cách đi đến những nơi không có người, hét thật to để giải tỏa những uất hận trong lòng.

"Sau một thời gian sống dưới sự ghen ghét và hành động bạo lực của những người bắt nạt, em nghĩ rằng cách duy nhất để vượt qua nó chính là bản thân phải cố gắng.

Em nỗ lực học tập, được thầy cô và bạn bè công nhận. Dần dần mọi người không còn sợ đám người bắt nạt mà quay sang ủng hộ, giúp đỡ em. Đó chính là giây phút mà em cảm thấy hạnh phúc nhất, có thể là khoảnh khắc mà em không bao giờ quên. Em bỗng "biết ơn" những người đã từng bắt nạt mình vì khiến em biến tổn thương thành sức mạnh”.

Thấu hiểu tâm lý học trò tuổi mới lớn, cô Nguyễn Ngọc Lan - giáo viên bậc THPT tại Thanh Hóa - cho rằng, ở lứa tuổi này, học sinh thường có những hành động bộc phát và thiếu suy nghĩ, vô tình làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người khác.

"Theo tôi, cách giáo dục của gia đình và nhà trường rất quan trọng. Ngành giáo dục cần tăng cường công tác giáo dục học sinh, đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường bằng những biện pháp cứng rắn.

Các trường học cần quan tâm đến tinh thần và tâm lý học sinh, đẩy mạnh tư vấn tâm lý, tạo niềm tin cho các em. Từ đó, các em có chốn để tin tưởng, thầy cô cũng thấu hiểu tâm tư học trò, cùng nhau giải quyết các vấn đề khúc mắc, hạn chế tối đa sự việc không mong muốn” - cô Lan nói.

Linh Tâm
TIN LIÊN QUAN

Nhiều trường đại học tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học sử dụng chứng chỉ IELTS trong tuyển sinh năm 2023, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Ám ảnh câu nói "mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt"

Phùng Nhung |

Đáng sợ nhất khi bị bạo lực học đường là không một ai đồng cảm, thấu hiểu và đứng ra bênh vực. Tổn thương nhất là thường xuyên nhận được những câu nói đổ lỗi ngược cho nạn nhân như “mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt".

Nữ sinh phải điều trị tâm lý do bạo lực học đường

Thanh Hằng |

“Em sợ phải đi học, em thu mình lại một góc, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí em còn phải đi điều trị tâm lý vì mắc bệnh trầm cảm. Hiện tại, em vẫn không thể nào quên được quãng thời gian khủng khiếp đó” - tâm sự của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.