Bình Định: Phát hiện nhiều cổ vật tại phế tích tháp Chăm cổ Châu Thành

Hoài Luân |

Bình Định - Qua kết quả khai quật khảo cổ phế tích tháp Chăm cổ Châu Thành đợt 3, nhiều cổ vật mới được phát hiện là minh chứng để xác định rõ niên đại của kiến trúc tháp cổ này.

 
Nhiều cổ vật được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ phế tích tháp Chăm cổ Châu Thành đợt thứ 3.

Ngày 18.8, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ phế tích tháp Chăm cổ Châu Thành (thị xã An Nhơn, Bình Định) lần thứ 3, năm 2022.

 
Nhiều mảnh ngói có hoa văn hình hoa sen được phát hiện.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Phạm Văn Triệu - chủ trì cuộc khai quật Thành Cha (Viện Khảo cổ học) - thông tin: Trong đợt khai quật lần 3 ở tháp Châu Thành, đơn vị khảo cổ phát hiện 3 kiến trúc mới của 2 giai đoạn lịch sử khác nhau, gồm: Di tích 2022.CT.II.TB01, di tích 2022.CT.II.TB02, di tích giai đoạn 3.

 
Mảnh đạn chì, đồ gốm, sứ được tìm thấy trong đợt khảo cổ lần thứ 3.

Ngoài ra, trong quá trình khai quật, đơn vị cũng phát hiện rất nhiều hiện vật, vật liệu kiến trúc, đồ đá, gồm: Gạch, đầu ngói ống, ngói âm dương, mảnh gốm trang trí kiến trúc và điểm góc, đá ong, mảnh tượng, mảnh bia ký, đồ gốm (gốm Chăm, gốm Việt), sứ, kim loại, đạn chì…

 
Nhóm hiện vật thời kỳ Chăm Pa niên đại thế kỷ IV - VI.

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Triệu, qua kết quả khảo cổ đợt 3, có thể phán đoán phế tích tháp Châu Thành này đã tồn tại lâu đời và có quy mô lớn, phản ánh được cả giai đoạn lịch sử của 1 kinh đô người Chăm Pa xưa. Đồng thời, xác định được rõ niên đại hình thành sớm nhất của phế tích tháp Châu Thành từ thế kỷ IV – VI.

Bên cạnh đó, những tư liệu khảo cổ phát hiện ở tháp Châu Thành có sự tương đồng với các công trình kiến trúc cổ tại thành Trà Kiệu (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi), thành Hồ (Phú Yên), điều này minh chứng cho giai đoạn thống nhất về mặt lãnh thổ của người Chăm Pa kéo dài đến 3 thế kỷ.

 
Tiến sĩ Lê Đình Phụng khẳng định, các cổ vật được phát hiện trong đợt khảo cổ lần 3 là bằng chứng lịch sử về kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp tại Bình Định.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Lê Đình Phụng - Ủy viên Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, mặc dù công tác khảo cổ chịu nhiều chi phối về kinh phí, thời gian và những bằng chứng giá trị lịch sử của công trình kiến trúc. Tuy nhiên, phế tích tháp Châu Thành là 1 trong 2 công trình kiến trúc cổ của người Chăm (phế tích thứ nhất là Thập Tháp) có quy mô lớn, là bằng chứng lịch sử về kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp tại Bình Định.

 
Nhiều mảnh tưởng Chăm có khắc dòng chữ cổ được tìm thấy.

Theo Tiến sĩ Lê Đình Phụng, kết quả khảo cổ là những tư liệu khoa học góp phần làm rõ văn hóa, lịch sử Bình Định cũng như văn hóa lịch sử Chăm Pa.

Đánh giá về những kết quả khảo cổ học tại tháp Châu Thành, ông Huỳnh Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở VH-TT Bình Định cho biết: Thông qua kết quả khảo cổ trên, ngành văn hóa Bình Định sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học và các ngành chuyên môn, nhà khoa học xây dựng, xếp loại di tích và tiếp tục nghiên cứu, khảo cổ, làm rõ các giá trị văn học, lịch sử, tôn giáo từ phế tích tháp Châu Thành.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Ngắm những cổ vật “siêu” quý hiếm được trưng bày ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi- Hàng trăm cổ vật quý hiếm được Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi giới thiệu đến du khách, nhằm hưởng ứng các hoạt động bên lề Hội nghị sơ kết diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giai đoạn 2021-2025.

Chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn giá hàng chục tỉ vừa hồi hương về Huế

DUY TÍN - LÊ PHAN QUỐC CƯỜNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tiếp nhận 2 cổ vật triều Nguyễn đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện trưng bày các cổ vật này tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP. Huế) và mở cửa miễn phí hàng ngày đến ngày 17.5.2022.

Mũ quan triều Nguyễn: Cần cơ chế thoả đáng để hồi hương cổ vật

Tường Minh |

Việc một doanh nghiệp đấu giá thành công hai hiện vật Mũ quan đại thần triều Nguyễn và áo Nhật bình để hiến tặng cho tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy chúng ta cần sớm nghiên cứu, ban hành những cơ chế chính sách thỏa đáng để các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, hiến tặng cổ vật cho Nhà nước.

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán để đền trái chủ

Tâm Tú |

Tại TPHCM, 2 dự án khu 6A (huyện Bình Chánh) và dự án Amigo (Quận 1) đang được bị cáo Trương Mỹ Lan ưu tiên rao bán để khắc phục thiệt hại cho các trái chủ.

Tin 20h: Người vay méo mặt khi phải trả nợ bằng vàng

NHÓM PV |

Giá vàng nhẫn liên tục phá đỉnh, người dân méo mặt đi "trả nợ" vàng; Quy định của Bộ Giáo dục về việc thu tiền học thêm

Trung tâm Dịch vụ việc làm ở Đồng Nai xuống cấp, hư hỏng

MINH CHÂU |

Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai có diện tích hơn 4ha xuống cấp, hư hỏng.

Trực tiếp bóng đá Thanh Hóa 2-2 Terengganu: Shamsul phản lưới nhà

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Thanh Hóa và Terengganu tại Cúp C1 Đông Nam Á, diễn ra lúc 20h00 hôm nay (25.9).

Đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất

Phương Anh |

Xoay quanh hiện tượng giá bất động sản tại một số đô thị lớn tăng cao, Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất nhằm giảm giá nhà ở.

Ngắm những cổ vật “siêu” quý hiếm được trưng bày ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi- Hàng trăm cổ vật quý hiếm được Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi giới thiệu đến du khách, nhằm hưởng ứng các hoạt động bên lề Hội nghị sơ kết diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giai đoạn 2021-2025.

Chiêm ngưỡng 2 cổ vật triều Nguyễn giá hàng chục tỉ vừa hồi hương về Huế

DUY TÍN - LÊ PHAN QUỐC CƯỜNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tiếp nhận 2 cổ vật triều Nguyễn đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện trưng bày các cổ vật này tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP. Huế) và mở cửa miễn phí hàng ngày đến ngày 17.5.2022.

Mũ quan triều Nguyễn: Cần cơ chế thoả đáng để hồi hương cổ vật

Tường Minh |

Việc một doanh nghiệp đấu giá thành công hai hiện vật Mũ quan đại thần triều Nguyễn và áo Nhật bình để hiến tặng cho tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy chúng ta cần sớm nghiên cứu, ban hành những cơ chế chính sách thỏa đáng để các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, hiến tặng cổ vật cho Nhà nước.