Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Ngày 20.12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên nhà trường.

Các học viên diễn tấu chiêng Knah của người Ê Đê. Ảnh: Lê Hường
Các học viên diễn tấu chiêng Knah của người Ê Đê. Ảnh: Lê Hường

Lớp học truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên dân tộc thiểu số năm 2022 tại trường Đại học Tây Nguyên khai giảng ngày 5.10 vào các buổi tối, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Lớp học gồm 30 sinh viên các khoa, ngành khác nhau và tất cả đều là người dân tộc thiểu số.

Sau 2 tháng học, sinh viên đã có kỹ năng cơ bản về đánh chiêng Knah và chiêng Kram. Lớp học đã thu hút sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên trong trường.

Thông qua lớp học, các học viên không chỉ thể hiện niềm đam mê tiếp nhận di sản dân tộc mà còn góp phần lan tỏa giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh năm 2005.

Chia sẻ về việc này, nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân cho biết, đây là lớp cồng chiêng đầu tiên mà toàn bộ các em đều học người dân tộc thiểu số. Trong đó, chủ yếu dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên.

Đây nét mới để các em sinh viên dân tộc thiểu số hiểu về cội nguồn, giá trị văn hóa của dân tộc mình mà bây giờ là văn hóa phi vật thể của cả thế giới.

Một điều nữa, trước đây rất nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên không có nữ đánh chiêng ngoại trừ các nhánh dân tộc M’Nông và dân tộc Lạch ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, sau lớp học này đã có cả nữ đánh chiêng, nét mới này của lớp học đã vượt ra khỏi kiêng kỵ của một số dân tộc.

Mặt khác, trước đây, người dạy đánh cồng chiêng là một số anh chị em hoạt động nghệ thuật tìm hiểu. Thế nhưng, lần này thầy dạy lại là những nghệ nhân ở các buôn làng, những báu vật dân gian sống.

Do đó, các nghệ nhân không chỉ truyền dạy kỹ thuật đánh chiêng cơ bản mà truyền tình yêu đối với giá trị di sản được thế giới công nhận.

Trao đổi về lớp học, Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân cho rằng, việc mở rộng truyền dạy cồng chiêng của các dân tộc, chiêng Ba Na trong lớp này là một sáng tạo.

Chúng tôi mong rằng tới đây, trường Đại học Tây Nguyên có thể thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng Tây Nguyên, đưa chiêng Ba Na, chiêng Gia Rai, M’Nông vào truyền dạy; đưa cồng chiêng thành sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên để các em có điều kiện tập luyện nhiều hơn.

"Sau khóa học, mong rằng các em tiếp tục luyên tập, trau dồi kỹ năng đánh các bài chiêng để tích cực tham gia hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng, chuyên nghiệp. Từ đó, các em sẽ giới thiệu quảng bá di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế" - Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk mong muốn.

Tại lễ bế giảng, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận cho 30 sinh viên tham gia lớp học truyền dạy đánh cồng chiêng tại trường Đại học Tây Nguyên.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Trưng bày văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại phố biển Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 27.7, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên xưa và nay” tại TP.Vũng Tàu.

Buôn làng ở Đắk Lắk vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hiện nay, một số buôn làng ở tỉnh Đắk Lắk đang vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày. Đây là hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ ở các buôn làng.

Văn hóa cồng chiêng phải có không gian đúng mới sinh tồn, phát triển được

Thanh Hải |

Đắk Lắk - Đắk Lắk sẽ chi hơn 20 tỉ đồng để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, giai đoạn 2022-2025. Đó là một chủ trương thể hiện sự quan tâm, đầu tư quan trọng cho văn hóa, nhưng để bảo tồn, phát triển văn hóa cồng chiêng không phải cứ chi nhiều tiền là đủ...

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.