Đề xuất "loại" Chí Phèo khỏi sách giáo khoa là quan điểm mang tính chụp mũ

Thu Hoài - Phạm Dung |

Theo NSƯT Phạm Thanh Hà, đề xuất loại tác phẩm "Chí Phèo" khỏi sách giáo khoa của tác giả Nguyễn Sóng Hiền là quan điểm mang tính chụp mũ, có phần phiến diện và thiếu chín chắn.

Những ngày gần đây, đề xuất của tác giả Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH Newcastle, Australia cho rằng nên loại tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tác giả Sóng Hiền cho rằng tác phẩm "Chí Phèo" không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh.

Nêu quan điểm về vấn đề này, NSƯT Phạm Thanh Hà, Giảng viên trường Sân khấu Điện ảnh cho rằng,  "Chí Phèo" là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam nên việc đưa vào sách giáo khoa là điều đương nhiên kể cả hiện tại và kể cả sau này. “Tôi cho rằng đề xuất "loại" tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa là quan điểm mang tính chụp mũ, có phần phiến diện và thiếu chín chắn của tác giả Sóng Hiền, có lẽ Sóng Hiền đã không thực sự nghiên cứu kỹ tác phẩm này”, NSƯT Phạm Thanh Hà nói.

Tác giả Sóng Hiền đã chỉ nhìn Chí Phèo ở góc độ trần trụi, xấu xí. Thế nhưng, Chí Phèo mà nhà văn Nam Cao xây dựng, dù bị hoàn cảnh làm cho bần cùng nhưng ẩn bên trong là một con người hướng thiện.

“Nếu Sóng Hiền cho rằng hình tượng Chí Phèo dung tục, thiếu giáo dục, cần loại bỏ khỏi sách giáo khoa thì có lẽ chúng ta cũng phải bỏ cả Truyện Kiều sao, vì nàng Kiều cũng phải bán mình...”, NSƯT Thanh Hà phân tích.

Tác giả Sóng Hiền đã viết: "Nhiều nhà phê bình văn học cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hóa. Nhưng theo tôi, đây là nhận xét phiến diện... Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân". Nói về ý kiến này, NSƯT Thanh Hà cho rằng, ở đây tác giả Sóng Hiền đang hiểu “hình tượng đại diện” là những người nông dân bị bần cùng hóa, đó là những nhân vật chúng ta đã gặp nhiều trong các tác phẩm văn học giai đoạn đó. Tuy nhiên, cần phải hiểu chính xác rằng, nhân vật điển hình nghĩa là phải đặt trong hoàn cảnh điển hình. Theo đó thì Chí Phèo chính là một điển hình văn học trong một hoàn cảnh điển hình.

“Đối với cá nhân tôi, nhìn một cách toàn diện thì Chí Phèo của nhà văn Nam Cao luôn là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc trước cách mạng tháng 8, cũng như văn học Việt Nam nói chung.”

Thu Hoài - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Nhiều gia đình mang đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê chạy lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay, thậm chí chỉ kịp mang ít đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Lỗ hổng trong “đào tạo” nghệ sĩ

Nhóm PV |

Khi những scandal của giới showbiz tràn lan khắp mạng xã hội, việc giáo dục, đào tạo những nghệ sĩ tương lai từ giảng đường đại học cần có sự thay đổi.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.