Huế có thêm một sân chơi mới cho nghệ sĩ

Hoàng Văn Minh |

Sau Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, GS.TS Triết học Thái Kim Lan “biến” một ngôi nhà khác của mình ở đường Bạch Đằng (thành phố Huế) thành Trung tâm Liên văn hóa, khai trương ngày 26.4. 

Tại đây sẽ có những hoạt động thường xuyên với những chủ đề từ hội họa, âm nhạc, kịch nghệ, phim ảnh, văn chương, văn học, triết học, ẩm thực. Mở một sân chơi mới cho văn nghệ sĩ giao lưu, sáng tác, tự giới thiệu mình và tác phẩm của mình với quần chúng trong khung cảnh và bối cảnh “cũ mới - Đông Tây”.

“Thành lập một địa chỉ liên văn hóa tại Huế  là một ước muốn tôi đã cưu mang trong lòng từ khi trở về Việt Nam trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước”, GS Thái Kim Lan mở đầu câu chuyện.

“Đây là một trung tâm có thể tạo nên những cơ hội cho người dân của Huế, nhất là giới trẻ gặp gỡ, trao đổi, học hỏi, chuyện trò về những vấn đề văn hóa với những người đến Huế - du khách, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, sinh viên, ngay cả thương nhân... từ các nước trên thế giới. Đây là một địa chỉ giao lưu có tính khai sáng về văn hóa trong không khí bình đẳng và bình dân, khác với các trường học công lập, đó là một địa chỉ tư nhân có vốn xã hội tự nguyện và thiện chí”.

Theo GS Thái Kim Lan, ý tưởng này cũng được nảy sinh khi bà cùng với bằng hữu ở Đức thành lập Trung tâm giao lưu Đức - Á  tại thành phố Munich nhằm giúp đỡ những người Á Châu đến sinh sống ở nước Đức trong vấn đề hội nhập năm 1980 của thế kỷ XX.

“Từ Trung tâm này, tôi ước muốn làm thế nào tạo được một nơi gặp gỡ cho chính người dân của mình tại quê nhà Huế như một sứ mệnh văn hóa. Tất nhiên giấc mơ, sứ mệnh ấy không dễ thực hiện do những điều khách quan và chủ quan. Và phải đến bây giờ, sau khi Bảo tàng Gốm cổ sông Hương được tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là bảo tàng ngoài công lập. Và cùng với đó là những hoạt động nối kết với các đối tượng trên thế giới, điều kiện nối kết liên văn hóa được hội đủ do xu hướng bảo tồn và phát huy trong trào lưu chung, Trung tâm Liên văn hóa với đề cương trao đổi văn hóa từ bản địa ra thế giới của tôi mới đủ điều kiện để ra đời” - GS Thái Kim Lan nói.

Với “giấc mộng liên văn hóa”, ngôi nhà cổ của GS Thái Kim Lan ở đường Bạch Đằng tại bờ Bắc sông Hương là một địa điểm lí tưởng để làm trung tâm vì nó cần thiết cho sự phát triển ở khu vực hầu như chậm phát triển so với khu vực Nam sông Hương. Một sự phát triển đặt nặng văn hóa song song với kinh tế cần có những thí dụ điển hình: Bảo tồn phố cổ, phát huy tính văn hóa cũ-mới.

Từ ý tưởng ấy, dự án tu sửa các ngôi nhà được  thực hiện với điều kiên tối đa bảo vệ kiến trúc cổ, xây dựng mới trong cách tìm một ngôn ngữ hiện đại cho chi tiết sửa chữa. GSThái Kim Lan nhất quyết bảo lưu kiến trúc mặt tiền tối đa để bảo vệ tính lịch sử của phố cổ Gia Hội, nơi thời thiếu niên ngày ngày bà đã thấm đượm hồn cổ trên đường đến trường. Đồng thời cũng bảo tồn luôn cả những tình cờ có tính sinh thái: Bảo vệ cái cây mọc hoang ở chính giữa nhà. Một ý tưởng khá điên rồ trong mắt của xóm giềng và người chung quanh nhưng lại tạo nên điều thú vị trong công trình tu sửa này: Cây bồ đề không bị chặt mà được bảo vệ tối đa khi công trình hoàn tất.

Những bức tranh của Bùi Thanh Tâm - họa sĩ nổi tiếng với việc tạo nên những định dạng mới cho tranh dân gian Việt Nam mà theo GS Thái Kim Lan “đã thăng hoa nghệ thuật đương đại từ truyền thống, đem đến tân thanh trong trào lưu đương đại”, đã được chọn cho buổi ra mắt Trung tâm Liên văn hóa vào ngày 26.4. Ngoài tranh của Bùi Thanh Tâm, buổi ra mắt Trung tâm Liên văn hóa còn có tọa đàm, giới thiệu tác phẩm của nữ văn sĩ Lucy Fricke. Đây là một hợp tác do Viện Goethe Hà Nội đề nghị trong chương trình giới thiệu văn học Đức của Viện tại Việt Nam.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Khuyến khích du khách chạm vào hiện vật

Hoàng Văn Minh |

Trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật”, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Vườn xưa của những cô gái tên Lan và Bảo tàng gốm cổ sông Hương

Hoàng Văn Minh |

Huế vừa có thêm một địa chỉ văn hóa là Lan Viên cố tích - Bảo tàng gốm cổ sông Hương ở số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế. Và chủ nhân của Bảo tàng gốm cổ là một trong những cô gái tên Lan của Lan Viên cố tích: GS.TS Triết học Thái Kim Lan - cũng là một “địa chỉ văn hóa”.

Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tặng 240 tranh dân gian cho Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ngày 18.11, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội đã trao tặng 240 hiện vật tranh dân gian cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng với mong muốn lan toả tình yêu tranh dân gian đến với người dân và du khách tại miền Trung.

Chiêm ngưỡng 5.000 cổ vật độc đáo ở Bảo tàng Gốm cổ sông Hương

Hoàng Văn Minh - Văn Trực |

Với diện tích khoảng 700m2, hiện nay, Bảo tàng gốm cổ Sông Hương có gần 5.000 hiện vật, trong đó phần lớn là gốm cổ được vớt từ dưới lòng sông Hương. Đây là bảo tàng duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông ở Huế.

Cận cảnh hiện trường vỡ đập bùn thải chì kẽm ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Vụ vỡ đập bùn thải quặng chì kẽm của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống người dân.

Xe khách cháy rụi sau tiếng nổ lớn lúc rạng sáng ở Điện Biên

THANH BÌNH |

Vụ cháy xe khách xảy ra sau tiếng nổ lớn vào rạng sáng nay (17.9), khi đang đỗ tại chợ phiên xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Dự báo áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4 giật cấp 10

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 4 trên Biển Đông.

Tổng thống Putin ký lệnh tăng quy mô quân đội Nga

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh chính thức tăng quy mô quân đội Nga lên gần 2,4 triệu người.