Lý giải vì sao lại cúng bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn thực 3.3?

Vương Trần |

Theo nhà nghiên cứu văn hoá TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) vào ngày Tết Hàn thực (3.3 âm lịch), các gia đình thường dâng bánh trôi, bánh chay để thể hiện lòng thành kính, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Theo quan niệm dân gian, ngày 3.3 âm lịch gọi là Tết Hàn thực. Vào ngày này, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên. Đây là dịp để con cháu hướng về cội nguồn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Những ngày này, trên các tuyến phố và các chợ trên địa bàn Hà Nội, các tiểu thương đã bày bán rất nhiều bánh trôi, bánh chay cũng như nguyên liệu làm bánh để phục vụ người dân.

Liên quan tới phong tục này, trao đổi với PV Lao Động, nhà nghiên cứu văn hóa - TS. Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lý giải ý nghĩa của Tết Hàn thực.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” có nghĩa là “lạnh”, “thực” là ăn, Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh. Ngày Tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay.

Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi. Cũng từ đó, ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, phong tục này lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt.

“Tết Hàn thực đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt.

Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường”, TS Nguyễn Ánh Hồng nói.

Cũng theo TS Nguyễn Ánh Hồng, việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất, nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Ngoài ra, điều này còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

Cũng theo TS Nguyễn Ánh Hồng, bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. “Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống. Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc, tuy nhiên điều này không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của ngày lễ Hàn thực” – TS Hồng nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng cho rằng, vào ngày lễ này, các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Bánh trôi, bánh chay đắt hàng trước ngày Tết Hàn thực

ĐỨC ANH |

Cứ đến dịp Tết Hàn thực (mùng 3.3 Âm lịch) bánh trôi, bánh chay trở thành sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội tìm mua.

Người Hà Nội tấp nập đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh

Tùng Giang - Hà Phương |

Những ngày này, nhiều người Hà Nội tấp nập đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh để tưởng nhớ về ông bà tổ tiên.

Nguồn gốc ít người biết về phong tục cổ truyền Tết Hàn thực

Hải Ngọc |

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ để cầu mong tổ tiên.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Hà Nội: Bánh trôi, bánh chay đắt hàng trước ngày Tết Hàn thực

ĐỨC ANH |

Cứ đến dịp Tết Hàn thực (mùng 3.3 Âm lịch) bánh trôi, bánh chay trở thành sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội tìm mua.

Người Hà Nội tấp nập đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh

Tùng Giang - Hà Phương |

Những ngày này, nhiều người Hà Nội tấp nập đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh để tưởng nhớ về ông bà tổ tiên.

Nguồn gốc ít người biết về phong tục cổ truyền Tết Hàn thực

Hải Ngọc |

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ để cầu mong tổ tiên.