Vì sao dân xây ngôi đền để bảo vệ báu vật là bức tượng đồng ở Trà Liên?

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trải qua những năm chiến tranh loạn lạc và nạn trộm cắp, dân làng vẫn bảo vệ được báu vật tượng đồng được cho là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - cậu ruột của Chúa Nguyễn Hoàng.

Trà Bát/Trà Liên thuộc xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) là nơi Chúa Nguyễn chọn đặt dinh trấn - Dinh Cát từ 1600- 1626. Tương truyền, khi Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - người cậu ruột có công nuôi Nguyễn Hoàng từ năm 2 tuổi (khi Nguyễn Kim là thân phụ của Nguyễn Hoàng sang Ai Lao thu nạp hào kiệt về phò lập nhà Lê) và theo Nguyễn Hoàng dựng nghiệp tại Quảng Trị - mất, tưởng nhớ công đức của ông, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho tạc tượng thờ ông trong dinh phủ.
Trà Bát/Trà Liên thuộc xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) là nơi Chúa Nguyễn chọn đặt dinh trấn - Dinh Cát từ 1600- 1626. Tương truyền, khi Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - người cậu ruột có công nuôi Nguyễn Hoàng từ năm 2 tuổi (khi Nguyễn Kim là thân phụ của Nguyễn Hoàng sang Ai Lao thu nạp hào kiệt về phò lập nhà Lê) và theo Nguyễn Hoàng dựng nghiệp tại Quảng Trị - mất, tưởng nhớ công đức của ông, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho tạc tượng thờ ông trong dinh phủ.
Khi phát hiện ra pho tượng, dân làng Trà Liên không biết tượng là ai nên coi là tượng Phật và đặt thờ trong ngôi chùa có tên Liễu Bông (còn gọi là Liễu Ba) được dựng lên trong khu vực trước đây là cung Phúc Châu - trung tâm Dinh Cát. Theo các vị cao niên làng Trà Liên kể lại, từ ngày thờ pho tượng, dân làng như được che chở, an yên, gặp nhiều may mắn. Trong những năm thập niên 60-70 của thế kỷ XX, chùa Liễu Ba bị bom đạn Mỹ đánh phá hư hại nhưng pho tượng vẫn nguyên vị. Sau ngày hòa bình thống nhất, dân làng không có điều kiện xây dựng lại ngôi chùa nên tiếp tục thờ pho tượng trên nền chùa cũ.
Khi phát hiện ra pho tượng, dân làng Trà Liên không biết tượng là ai nên coi là tượng Phật và đặt thờ trong ngôi chùa có tên Liễu Bông (còn gọi là Liễu Ba) được dựng lên trong khu vực trước đây là cung Phúc Châu - trung tâm Dinh Cát. Theo các vị cao niên làng Trà Liên kể lại, từ ngày thờ pho tượng, dân làng như được che chở, an yên, gặp nhiều may mắn. Trong những năm thập niên 60-70 của thế kỷ XX, chùa Liễu Ba bị bom đạn Mỹ đánh phá hư hại nhưng pho tượng vẫn nguyên vị. Sau ngày hòa bình thống nhất, dân làng không có điều kiện xây dựng lại ngôi chùa nên tiếp tục thờ pho tượng trên nền chùa cũ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, để gìn giữ được pho tượng khỏi bị mất cắp, người dân phải mang tượng chôn dưới lòng hồ. Vào năm 1975, pho tượng quý bị mất, người dân làng Trà Liên tỏa đi tìm suốt mấy ngày mới phát hiện pho tượng nằm ở bờ sông Ái Tử. Đến năm 1989, kẻ gian lại tìm đến nơi thờ pho tượng để lấy cắp nhưng vẫn không thành. Từ đó, dân làng Trà Liên xây một am thờ nhỏ kính 3 mặt, rồi cử người trong coi.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, để gìn giữ được pho tượng khỏi bị mất cắp, người dân phải mang tượng chôn dưới lòng hồ. Vào năm 1975, pho tượng quý bị mất, người dân làng Trà Liên tỏa đi tìm suốt mấy ngày mới phát hiện pho tượng nằm ở bờ sông Ái Tử. Đến năm 1989, kẻ gian lại tìm đến nơi thờ pho tượng để lấy cắp nhưng vẫn không thành. Từ đó, dân làng Trà Liên xây một am thờ nhỏ kính 3 mặt, rồi cử người trong coi.
Ghi nhớ công ơn của quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, nên đã bao nhiêu thế hệ qua đi, người dân làng Trà Liên vẫn duy trì truyền thống mỗi năm tổ chức 4 lần cúng quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ với nghi thức đại lễ của làng.
Ghi nhớ công ơn của quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, nên đã bao nhiêu thế hệ qua đi, người dân làng Trà Liên vẫn duy trì truyền thống mỗi năm tổ chức 4 lần cúng quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ với nghi thức đại lễ của làng.
Các bậc cao niên của làng Trà Liên giải thích sở dĩ cúng ngài Nguyễn Ư Dĩ nhiều lần trong năm là vì lòng dân trong làng vô cùng tôn kính ông vì tấm lòng của ông luôn hướng đến dân nghèo khi khuyên nhủ quan Trấn thủ Thuận Hóa giảm thuế cho dân, giảm tối đa việc sai dịch để cho dân được an cư lạc nghiệp.
Các bậc cao niên của làng Trà Liên giải thích sở dĩ cúng ngài Nguyễn Ư Dĩ nhiều lần trong năm là vì lòng dân trong làng vô cùng tôn kính ông vì tấm lòng của ông luôn hướng đến dân nghèo khi khuyên nhủ quan Trấn thủ Thuận Hóa giảm thuế cho dân, giảm tối đa việc sai dịch để cho dân được an cư lạc nghiệp. Vì vậy, khi tin bức tượng đồng là ngài Nguyễn Ư Dĩ, người dân bảo vệ, rồi góp công góp của xây dựng một nơi thờ tự trang nghiêm để rước bức tượng về.
Pho tượng đồng Trà Liên được đúc bằng chất liệu đồng, cao 0,62 mét, phần vai rộng 0,32 mét, tạc tư thế toàn thân của một vị quan ngồi trên ghế/ngai/bệ thấp, đầu đội mũ quan hai lớp, thân khoác áo choàng rộng phủ từ vai xuống vắt trùm cả hai chân, chân đi hia để lộ phần mũi, hai chân gấp khuỷu hơi dang ra, hai tay vòng phía trước bụng khuất trong vạt áo choàng chỉ để hở một ngón tay cái của bàn tay phải. Phần bụng tượng để hở to tròn, trên ngực có một dải đai vòng. Trọng lượng pho tượng nặng ước trên dưới 200 kg. Pho tượng được một số nhà nghiên cứu cho rằng thuộc phong cách mỹ thuật thời Mạc (thế kỷ XVI), cách đây 500 năm.
Pho tượng đồng Trà Liên được đúc bằng chất liệu đồng, cao 0,62 mét, phần vai rộng 0,32 mét, tạc tư thế toàn thân của một vị quan ngồi trên ghế/ngai/bệ thấp, đầu đội mũ quan hai lớp, thân khoác áo choàng rộng phủ từ vai xuống vắt trùm cả hai chân, chân đi hia để lộ phần mũi, hai chân gấp khuỷu hơi dang ra, hai tay vòng phía trước bụng khuất trong vạt áo choàng chỉ để hở một ngón tay cái của bàn tay phải. Phần bụng tượng để hở to tròn, trên ngực có một dải đai vòng. Trọng lượng pho tượng nặng ước trên dưới 200 kg. Pho tượng được một số nhà nghiên cứu cho rằng thuộc phong cách mỹ thuật thời Mạc (thế kỷ XVI), cách đây 500 năm.
Chủ nhân pho tượng là ai thì còn nhiều vấn đề tranh cãi chưa đến hồi kết, nhưng bước đầu tạm coi là pho tượng Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, cậu ruột của Nguyễn Hoàng, vị khai quốc công thần thời Chúa Nguyễn. Đây là pho tượng quý “có một không hai”, đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) Quảng Trị lập hồ sơ đề nghị công nhận là “bảo vật quốc gia”, cũng là dấu tích duy nhất thời Chúa Nguyễn để lại trên đất dựng nghiệp Quảng Trị.
Chủ nhân pho tượng là ai thì còn nhiều vấn đề tranh cãi chưa đến hồi kết, nhưng bước đầu tạm coi là pho tượng Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, cậu ruột của Nguyễn Hoàng, vị khai quốc công thần thời Chúa Nguyễn. Đây là pho tượng quý “có một không hai”, đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị lập hồ sơ đề nghị công nhận là “bảo vật quốc gia”, cũng là dấu tích duy nhất thời Chúa Nguyễn để lại trên đất dựng nghiệp Quảng Trị.
Từ nguồn kinh phí ban đầu hơn 700 triệu đồng do con em xã Triệu Giang đóng góp gửi về, địa phương quyết định triển khai tôn tạo, khôi phục, xây dựng Đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ để bảo vệ báu vật pho tượng đồng của người dân địa phương, đang trình cấp quốc gia công nhận “Bảo vật quốc gia”.
Từ nguồn kinh phí ban đầu hơn 700 triệu đồng do con em xã Triệu Giang đóng góp gửi về, địa phương quyết định triển khai tôn tạo, khôi phục, xây dựng Đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ để bảo vệ báu vật pho tượng đồng của người dân địa phương, đang trình cấp quốc gia công nhận “Bảo vật quốc gia”.
Từ đây, pho tượng của Thái phó Nguyễn Ư Dĩ có nơi thờ cúng tôn nghiêm, cũng là điểm đến văn hóa tâm linh để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về những thành quả mà cha ông đã dày công vun đắp, xây dựng.
Từ đây, pho tượng của Thái phó Nguyễn Ư Dĩ có nơi thờ cúng tôn nghiêm, cũng là điểm đến văn hóa tâm linh để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về những thành quả mà cha ông đã dày công vun đắp, xây dựng.
HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Báu vật khởi dựng vương triều Lê

Hữu Mạnh - Văn Thương |

Hệ thống thành bậc Điện Kính Thiên (thường gọi là thành bậc rồng Điện Kính Thiên) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 31.12.2020. Đây là một tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc dân tộc.

Chiêm ngưỡng báu vật hoàng cung Thăng Long

Lan Nhi |

Lần đầu tiên được ra mắt, trưng bày “Báu vật hoàng cung Thăng Long” nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay.

Báu vật thiêng liêng của người Mường

Thanh Tùng |

Cồng chiêng là nhạc cụ, là báu vật thiêng liêng, tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống của người Mường, đây cũng là biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường ở Hòa Bình đã có từ thuở xa xưa.

Tuyển Indonesia thua trận đầu tiên tại vòng loại 3 World Cup 2026

NHÓM PV |

Tối 15.10, đội tuyển Indonesia nhận thất bại 1-2 trên sân tuyển Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026.

Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vương Trần |

Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ sở dữ liệu quý, phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phá đường dây cờ bạc nghìn tỉ qua mạng, tạm giam 12 người

Thành Nhân |

Bến Tre - Lực lượng Công an vừa triệt xóa đường dây cờ bạc trên không gian mạng với tổng số tiền giao dịch hơn 1.800 tỉ đồng.

Nổ nồi hấp tinh dầu, 1 bé gái bị thương, 5 căn nhà ảnh hưởng

LÝ LINH |

TPHCM - Ngày 15.10, Công an huyện Bình Chánh đang điều tra vụ nổ nồi hấp tại một cơ sở sản xuất tinh dầu trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A khiến một bé gái bị thương.

Nguyên chủ tịch xã ở Thái Bình bị tố lạm quyền để trục lợi

TRUNG DU |

Thái Bình - Nguyên Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ bị tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi, trục lợi cho bản thân, gia đình.

Báu vật khởi dựng vương triều Lê

Hữu Mạnh - Văn Thương |

Hệ thống thành bậc Điện Kính Thiên (thường gọi là thành bậc rồng Điện Kính Thiên) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 31.12.2020. Đây là một tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc dân tộc.

Chiêm ngưỡng báu vật hoàng cung Thăng Long

Lan Nhi |

Lần đầu tiên được ra mắt, trưng bày “Báu vật hoàng cung Thăng Long” nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay.

Báu vật thiêng liêng của người Mường

Thanh Tùng |

Cồng chiêng là nhạc cụ, là báu vật thiêng liêng, tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống của người Mường, đây cũng là biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường ở Hòa Bình đã có từ thuở xa xưa.