5 huyện ở TPHCM muốn lên thành phố và bài học từ Thành phố Thủ Đức

MINH QUÂN |

TPHCM – 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ đều chọn phát triển lên thành phố trong giai đoạn tới. Nhưng bài học từ Thành phố Thủ Đức cho thấy, sau hơn 2 năm lên thành phố giá đất lên rất cao nhưng kinh tế chưa khởi sắc như kì vọng.

Không nên đi tắt lên thành phố

TPHCM rộng hơn 2.060 km2, gần 9 triệu dân (thống kê năm 2019), có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố (Thủ Đức), 16 quận và 5 huyện. Quá trình phát triển, thành phố nhiều lần tách nhập, chuyển đổi đơn vị hành chính.

Gần nhất, Thành phố Thủ Đức rộng khoảng 211 km2 với hơn một triệu dân, được thành lập đầu năm 2021, trên cơ sở sáp nhập Quận 2, 9 và Thủ Đức, là mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên trên cả nước.

Nơi đây được kì vọng là hạt nhân dẫn đầu, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TPHCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước.

Tuy nhiên sau hơn 2 năm thành lập, thành phố phía Đông TPHCM chưa có thay đổi đáng kể. Kiến trúc Ngô Viết Nam Sơn - Chuyên về quy hoạch đô thị nhận xét, Thành phố Thủ Đức lên thành phố hơn hai năm, giá đất lên rất cao nhưng kinh tế chưa khởi sắc và nhiều đóng góp cho TPHCM như kì vọng.

Đề cập việc 5 huyện ngoại thành TPHCM đều muốn lên thành phố, ông Sơn cảnh báo phía được lợi lớn nhất không phải người dân mà là những dự án địa ốc. Khi lên thành phố, dự án ở đây tăng giá, cơ hội sở hữu nhà của người dân càng xa vời.

Ông Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, các huyện muốn lên thành phố vì tiêu chí "dễ hơn lên quận". Theo ông, với một địa phương chưa đủ điều kiện lên quận thì không nên lên thành phố. Bởi đây không phải là chuyện cấp bách và TPHCM không nên “ép” vì đã có tiêu chí cụ thể cho việc này.

Đô thị hóa cao khiến một số khu vực Thành phố Thủ Đức dù địa hình cao cũng thành “rốn” ngập.  Ảnh: Minh Quân
Đô thị hóa cao khiến một số khu vực Thành phố Thủ Đức dù địa hình cao cũng thành “rốn” ngập. Ảnh: Minh Quân

Đồng quan điểm, TS Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM cho rằng, không nên đi tắt lên thành phố khi mà huyện đó còn quy hoạch "da beo" nhiều, trình độ, năng lực cán bộ, công chức chưa đáp ứng và đâu là kinh tế cốt lõi cũng chưa thể hiện được.

Theo ông Trần Quang Thắng, hiện TPHCM đã xin được quyền tự quyết rất cao cho các địa phương. Trên cơ sở này, sắp tới UBND TPHCM sẽ phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương để tháo gỡ các nút thắt.

“Trước đây do thể chế, việc phân cấp, phân quyền chưa được đủ mạnh, phân bổ nguồn lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các huyện. Nếu cơ chế được tháo gỡ tốt, các huyện có thể kêu gọi xã hội hóa đầu tư hiệu quả, giúp có nguồn lực phát triển nhanh. Khi đủ các tiêu chí lên thành phố thì tự khắc sẽ được mời lên chứ không cần phải xin” – ông Thắng nói.

Nên duy trì vành đai xanh thay vì bê tông hóa hết

Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, tất cả địa phương trở thành quận hay thành phố, sẽ đẩy nhanh phát triển đô thị, chưa chắc là tốt với TPHCM. Bởi nông nghiệp không chỉ đơn thuần là làm lúa mà còn trồng cây cảnh, rau xanh... cung cấp cho hơn 10 triệu dân thành phố.

Chưa kể, tại khu vực nội thành, không gian xanh chỉ có 0,5 m2 trên mỗi người. “Các huyện lên quận hay thành phố đều vội vã bê tông hóa sẽ tác động đến môi trường” – ông Sơn nói.

Một góc đô thị hóa huyện Nhà Bè.  Ảnh: Anh Tú
Một góc đô thị hóa huyện Nhà Bè. Ảnh: Anh Tú

Tương tự, theo TS Nguyễn Hữu Nguyên - Hội Quy hoạch và phát triển đô thị TPHCM, nhìn mặt tích cực, khi lên quận hay thành phố thì được đầu tư nhiều hơn, hạ tầng tốt hơn, GDP tăng lên. Nhưng chắc chắn sẽ là một đô thị phình dân số, ô nhiễm nhiều hơn, bê tông hóa nhiều hơn, ngập nước nhiều hơn.

Theo ông Nguyên, hiện TPHCM đã được xếp vào loại ô nhiễm cao. Nếu như các huyện ngoại thành cũng bê tông hết thì chắc chắn ô nhiễm không khí của TPHCM sẽ càng tăng lên. Nếu không có các vành đai ngoại thành sông ngòi, đồng ruộng để ngấm nước bớt cho nội đô thì tình hình sẽ trầm trọng hơn.

Bài học của quá trình đô thị hóa trước đây đã cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập của TPHCM hiện nay là do san lấp gần 50 con kênh tại khu vực Nam Sài Gòn. Dân số càng tăng thì khoảng trống đô thị càng hẹp lại, ô nhiễm không khí và ô nhiễm mặt đất cao hơn.

“Từ đó để nói rằng giữa kinh tế và môi trường, các nhà hoạch định cần phải đặt ra từng bài toán một và khi giải quyết các bài toán ấy mới thấy hết cái lợi và cái hại như thế nào rồi mới lựa chọn được phương án lên thành phố hay vẫn để huyện” – ông Nguyên nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

5 huyện ở TPHCM muốn lên thành phố, quan trọng là đem lại lợi ích gì cho dân

MINH QUÂN |

TPHCM - Việc 5 huyện ở TPHCM đều chọn lên thành phố chứ không chọn lên quận, nhiều ý kiến cho rằng thành phố hay quận không quan trọng, mà lên để làm gì và đem đến lợi ích gì cho người dân địa phương mới là vấn đề.

5 huyện ở TPHCM đều chọn lên thành phố chứ không chọn lên quận

MINH QUÂN |

TPHCM - 5 huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ đều chọn mô hình thành phố trực thuộc TPHCM chứ không chọn mô hình quận.

Thành phố Thủ Đức sắp được tháo "chiếc áo cơ chế" để phát triển

MINH QUÂN |

Nghị quyết về cơ chế vượt trội, đột phá phát triển TP Hồ Chí Minh thay thế Nghị quyết 54 sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Nếu được thông qua, nghị quyết sẽ giúp TP Hồ Chí Minh phân cấp, ủy quyền kịp thời, tháo được "chiếc áo cơ chế" để Thành phố Thủ Đức phát triển.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp xúc cử tri Ninh Thuận trước kỳ họp Quốc hội

Long Linh |

Ninh Thuận - Sáng 27.9, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Có thể nâng ngưỡng miễn thuế trong Dự thảo Luật thuế GTGT

Minh Ánh |

Hiện ngưỡng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh đang được xem xét nên là dưới 200 hay 300 triệu đồng/năm.

Trương Mỹ Lan xin tòa trả lại bộ kim cương và 2 túi Hermes

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan xin tòa trả lại một bộ trang sức kim cương hơn 30 carat và 2 túi xách Hermes bạch tạng.

Giá vàng nhẫn một đường bứt phá từ đầu năm 2024 đến nay

Phương Anh |

Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường vàng có nhiều biến động mạnh. Giá vàng nhẫn liên tục lập những kỷ lục mới, giá vàng miếng cũng liên tục “nhảy múa”.

Dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa

KHÁNH AN |

Hà Nội - Quận Đống Đa dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian công cộng, xây dựng biểu tượng, làm quảng trường và trồng cây xanh.

5 huyện ở TPHCM muốn lên thành phố, quan trọng là đem lại lợi ích gì cho dân

MINH QUÂN |

TPHCM - Việc 5 huyện ở TPHCM đều chọn lên thành phố chứ không chọn lên quận, nhiều ý kiến cho rằng thành phố hay quận không quan trọng, mà lên để làm gì và đem đến lợi ích gì cho người dân địa phương mới là vấn đề.

5 huyện ở TPHCM đều chọn lên thành phố chứ không chọn lên quận

MINH QUÂN |

TPHCM - 5 huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ đều chọn mô hình thành phố trực thuộc TPHCM chứ không chọn mô hình quận.

Thành phố Thủ Đức sắp được tháo "chiếc áo cơ chế" để phát triển

MINH QUÂN |

Nghị quyết về cơ chế vượt trội, đột phá phát triển TP Hồ Chí Minh thay thế Nghị quyết 54 sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Nếu được thông qua, nghị quyết sẽ giúp TP Hồ Chí Minh phân cấp, ủy quyền kịp thời, tháo được "chiếc áo cơ chế" để Thành phố Thủ Đức phát triển.