Bạc Liêu: Tiếp nhận phản ánh để xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh

Nhật Hồ |

Trước tình trạng chi phí không chính thức vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở một số lĩnh vực thủ tục thiết yếu với doanh nghiệp. Tỉnh Bạc Liêu đề nghị các doanh nghiệp trực tiếp phản ánh những khó khăn, vướng mắc để góp phần xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh.

Tỉnh Bạc Liêu chính thức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hôm 23.9. Dù chỉ số PCI tăng 8 bậc (tăng 800%) nhưng đứng thứ 55/63 tỉnh, thành trong cả nước. Nguyên nhân do chỉ số này năm trước đứng thứ 63/63 tỉnh, thành.

Ông Huỳnh Chí Nguyện - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu - cho biết, trong 10 chỉ số thành phần, có 5 chỉ số tăng điểm (tính minh bạch, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền tỉnh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự) và 5 chỉ số giảm điểm (gia nhập thị trường, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận đất đai, đào tạo lao động).

“So với năm 2020, PCI năm 2021 tỉnh Bạc Liêu tăng 8 bậc, kết quả này cho thấy có dấu hiệu khả quan trong việc tăng cường, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh”, ông Nguyện đánh giá.

Nhóm các chỉ số tăng điểm, nổi bật có chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh khi có đến 80% doanh nghiệp cho biết, các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp; 85% doanh nghiệp cho hay, UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi...

Đáng chú ý, tuy chỉ số chi phí không chính thức tăng điểm và tăng thứ hạng, nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu có điểm số và thứ hạng thấp, như: 73% doanh nghiệp cho biết chi trả “hoa hồng” là cần thiết để có cơ hội thắng thầu; 90% doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra xây dựng; 69% doanh nghiệp cho biết hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến.

Ông Huỳnh Chí Nguyện đánh giá: “Điều này cho thấy chi phí không chính thức vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở một số lĩnh vực thủ tục thiết yếu với doanh nghiệp”.

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng: 70% doanh nghiệp cho biết hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh; 60% doanh nghiệp cho biết tỉnh ưu tiên giải quyết các khó khăn cho các doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; 50% doanh nghiệp cho biết việc tỉnh ưu ái cho doanh nghiệp lớn (cả nhà nước và tư nhân) gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Điều này cho thấy nhìn nhận của cộng đồng doanh nghiệp về sự ưu ái của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp nhà nước, FDI, các doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn và doanh nghiệp “thân quen”) nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh: “Những chi phí không chính thức, đây là vấn đề khó chịu nhất của người dân. Khi làm hồ sơ thủ tục thì có quy định chi phí, lệ phí hết rồi, ngoài cái đó lại tự đặt ra thêm làm khó cho người dân, doanh nghiệp, gọi đó là tham nhũng vặt, không nhiều nhưng rất khó chịu”.

Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu, thẳng thắn đặt vấn đề: “Có 30-35% chi phí không chính thức ở mức không chấp nhận được, đây là biểu hiện của tham nhũng vặt; có 17-20% doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra 2-3 lần trong một năm; có đến 58% phải trả chi phí mới nhận được thông tin đất đai, cho thấy cán bộ, công chức mình làm khó doanh nghiệp như thế nào?”.

Bà Lê Thị Ái Nam đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục hạn chế, tồn tại đã được chỉ ra, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu PCI đạt top 20 cả nước vào năm 2025.

Trước tình trạng này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo: “Tăng cường thanh, kiểm tra giám sát, nhất là nội bộ, kiểm tra kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ; xử lý nghiêm các biểu hiện nhũng nhiễu tiêu cực; mạnh dạn thay đổi cán bộ có hành vi nhũng nhiễu người dân”.

Tỉnh Bạc Liêu mong các doanh nghiệp cứ phản ánh những khó khăn, nếu còn e ngại sở, ngành, địa phương thì phản ánh trực tiếp đến Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh để góp phần xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh hơn.

Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

Cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục tình trạng “Tỉnh mở, Sở thắt"

QUANG ĐẠI (thực hiện) |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa cho rằng mặc dù đã rất cố gắng, nhưng để cải thiện trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cần phải khắc phục tình trạng “Tỉnh mở, Sở thắt” đối với các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.