Bảo kê vận tải hàng hóa: Nhức nhối trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Nhóm PV |

Giới vận tải Hà Nội - Hải Phòng vẫn truyền tai nhau về một "điểm đen quyền lực" ngay giữa thủ đô. Nơi nhà xe nào muốn nhận hàng hóa, đều phải chịu “cắt phế” cho các đối tượng bảo kê. Nếu không tuân thủ thứ luật ngầm này, nhân viên nhà xe sẽ liên tục bị đe dọa, thậm chí bị hành hung ngay giữa ban ngày.

VIDEO: Bảo kê vận tải hàng hóa Hà Nội - Hải Phòng.

Muốn nhận hàng, phải “cắt phế"

Điểm bắt xe tuyến Hà Nội - Hải Phòng nằm tại khu vực Đại lộ Thăng Long (đối diện Trung tâm Hội nghị quốc gia, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mỗi ngày có lượng khách và hàng hóa tập trung hết sức đông đúc. Những nhà xe quen mặt nhất, di chuyển từ bến xe Yên Nghĩa đều có lịch trình đi qua địa điểm này để đón khách và nhận hàng.

Có thể kể đến những cái tên như Anh Huy, Anh Huy - Đất Cảng, Thái Đăng Long, Ô Hô,... Trung bình, mỗi nhà xe trên sẽ có khoảng 20 lượt xe chạy qua đây mỗi ngày. Và cũng từ vị trí rất thuận lợi đó, đây cũng là địa chỉ quen thuộc cho việc gửi hàng từ thủ đô về Hải Phòng của người dân.

Tuy nhiên, từ nhiều tháng trở lại đây, khu vực này đã không còn được bình yên như trước. Một nhóm đối tượng ngang nhiên đứng ra bảo kê, thu tiền “cắt phế" vận chuyển hàng hóa. Các nhà xe muốn lấy hàng tại đây, đều phải nộp cho các đối tượng số tiền từ vài chục đến hàng trăm ngàn đồng trên mỗi đầu hàng hóa.

Phụ xe nộp tiền “cắt phế” cho các đối tượng bảo kê.
Phụ xe (đầu tiên từ trái qua) nộp tiền “cắt phế” cho các đối tượng bảo kê.

Nếu không tuân thủ “luật ngầm” này, phụ xe sẽ không được nhận hàng. Nặng nề hơn, nhân viên nhà xe còn bị đe dọa, thậm chí hành hung.

“Những người này thu tiền trực tiếp ở đó. Thu theo đầu xe luôn, cứ xe nào chuẩn bị tới là đếm số lượng hàng hóa rồi họ thu tiền. Thu theo mỗi đầu hàng hóa. Hàng có phí vận chuyển là 40 nghìn đến 50 nghìn thì phải “cắt phế" 10 nghìn, còn hàng từ 70 nghìn đến 100 nghìn thì phải “cắt" 20 nghìn". Cứ xe ra gần đến nơi là phải nộp tiền thôi" - một nhân viên phụ xe cho biết.

Các đối tượng bảo kê thu tiền trực tiếp trên mỗi đầu hàng hóa.
Các đối tượng bảo kê thu tiền trực tiếp trên mỗi đầu hàng hóa.

Tinh vi hơn, các đối tượng bảo kê còn mặc áo đồng phục giống y hệt nhân viên, mạo danh là người của nhà xe, rồi đứng ra nhận hàng từ người dân.

Theo ước tính, chỉ riêng với số liệu của một nhà xe thống kê được, số tiền bị "cắt phế", giao nộp cho nhóm bảo kê này mỗi ngày từ 2 - 3 triệu đồng và hàng tháng từ khoảng 50 - 60 triệu đồng. Có những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, số tiền phải nộp còn tăng lên gấp nhiều lần khi các đối tượng “cắt phế" lên tới 1/2 phí vận chuyển mỗi đầu hàng hóa.

"Quy trình" thu tiền bảo kê

Theo tìm hiểu của PV, 3 đối tượng bảo kê chính ở đây là Nguyễn Anh Cường (sinh năm 1976, tức Cường "trọc"), Nguyễn Viết Chinh (sinh năm 1972) và Vũ Tuấn Dũng (sinh năm 1986, tức Dũng "béo"). Cường "trọc" là đối tượng cầm đầu, Chinh và Dũng có nhiệm vụ nhận hàng và thu tiền "phế". Một vài tay chân khác sẽ được huy động nếu cần dằn mặt các nhà xe mỗi khi có "biến".

Trên những chuyến xe đi qua khu vực này, PV liên tục chứng kiến cảnh nhân viên nhà xe bị các đối tượng yêu cầu phải đưa tiền "cắt phế" nếu không sẽ không được nhận hàng hóa.

3 đối tượng bảo kê chính (từ trái qua): Cường trọc, Dũng “béo“, Chính.
3 đối tượng bảo kê chính (từ trái qua): Cường "trọc", Dũng “béo“, Chinh.

Theo đó, các đối tượng bảo kê túc trực tại khu vực Đại lộ Thăng Long từ khoảng 8h sáng đến 20h tối. Những người này thu tiền bảo kê theo 2 cách: Tự nhận hàng của người dân rồi phân về cho phụ xe hoặc cho các phụ xe trực tiếp nhận hàng rồi thu lại tiền "phế".

Với cách thức đầu tiên, các đối tượng mặc áo đồng phục giống hết với nhân viên của đơn vị vận tải, ngang nhiên mời chào khách gửi hàng hóa.

"Nếu họ nhận hàng từ người dân, họ sẽ hét giá lên gấp 2 - 3 lần và chỉ đưa về cho phụ xe một phần nhỏ. Người dân không biết sẽ lầm tưởng nhà xe hét giá cước vận chuyển đắt đỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nhà xe" - đại diện một doanh nghiệp vận tải cho hay.

Kiểm đếm hàng hóa thu tiền “phế“.
Kiểm đếm hàng hóa thu tiền “phế“.

Còn cách thứ hai, sau khi phụ xe nhận hàng từ người dân, các đối tượng sẽ yêu cầu kiểm đếm và thu tiền "phế" trực tiếp. Tùy theo đặc điểm từng mặt hàng, tiền "phế" có thể lên tới hàng trăm ngàn đồng với mỗi chuyến xe đi qua.

Một ngày cuối tháng 4 vừa qua, trước khi xe đi qua khu vực Đại lộ Thăng Long khoảng 15 phút, nhân viên một nhà xe đã bị đối tượng Dũng "béo" yêu cầu nộp số tiền "phế" nhận hàng hóa là 100 ngàn đồng.

Khi nhân viên thắc mắc không hiểu tiền phải nộp là tiền gì, đối tượng Dũng ngay lập tức dằn mặt: "Tiền này là tiền gì á, thế thì đứng vào trong kia, không phải nhận hàng nữa. Tí lái xe sẽ nói cho mày hiểu. Muốn nhận hàng ở đây thì phải cắt tiền cho bọn này".

Thậm chí, cũng chính do những tranh cãi liên quan đến tiền cắt phế, PV đã chứng kiến nhân viên một nhà xe bị các đối tượng bảo kê đánh hội đồng đến nằm gục trên vỉa hè. Trước đó, tình trạng nhân viên bị dọa nạt, hành hung cũng diễn ra thường xuyên.

Một phụ xe bị các đối tượng bảo kê đánh đập.
Một phụ xe bị các đối tượng bảo kê đánh đập.

Ngoài ra, theo chia sẻ từ đơn vị vận tải, hàng hóa từ Hà Nội đi đã phải chịu bảo kê còn khi nhận hàng từ Hải Phòng gửi lên, các nhà xe cũng buộc phải để hàng ở một địa điểm do các đối tượng này quản lý, nằm tại khu vực gầm cầu Mễ Trì. Người dân muốn nhận hàng ở đây cũng phải nộp tiền.

Bảo kê vận tải hàng hóa tại khu vực Đại lộ Thăng Long diễn ra trong một thời gian dài, ngang nhiên và trắng trợn, trở thành nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp vận tải. Có đơn vị doanh thu sụt giảm, nhân viên lo sợ phải nghỉ việc, thậm chí là giảm tần suất hoặc ngừng chạy xe.

Tình trạng trên đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng để dẹp bỏ một điểm đen nhức nhối, lập lại trật tự, an toàn xã hội, không thể để "sóng ngầm" có thể lộng hành trên những cung đường vận tải.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Truy tố Loan “cá” cùng đàn em trong băng bảo kê buôn bán ở chợ công nhân

MINH CHÂU |

Viện KSND tỉnh Đồng Nai vừa công bố cáo trạng, truy tố Loan “cá” và các đàn em trong băng nhóm bảo kê hoạt động buôn bán tại chợ tự phát khu vực cổng sau Công ty TNHH Changsin Việt Nam (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu).

Hoãn phiên toà xét xử vụ 4 cựu thanh tra giao thông "bảo kê xe vua"

Việt Dũng |

Trong xét hỏi các bị cáo vụ bảo kê xe "vua" ở Hà Nội, toà thấy một số vấn đề không thể thu thập tại phiên xử nên đã quyết định hoãn.

Nhóm cựu cán bộ thanh tra giao thông bảo kê xe "vua" như thế nào?

Việt Dũng |

4 cựu cán bộ thanh tra giao thông ở Hà Nội nhận tiền hàng tháng trong thời gian dài để bảo kê cho các xe gắn logo vi phạm giao thông.

Ô nhiễm tại làng tỉ phú ở Bắc Ninh chưa chuyển biến

Vân Trường |

Dù chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã nỗ lực xử lý nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm tại làng Mẫn Xá chưa chuyển biến.

Minh Dự lập vi bằng khi bị tố thác loạn, chèn ép nghệ sĩ trẻ

ĐÔNG DU |

Minh Dự chính thức lên tiếng về ồn ào anh bị tố mở tiệc thác loạn, chèn ép đồng nghiệp trẻ.

Giao thông tại Vườn Quốc gia Ba Vì sau thông tin sạt lở

KHÁNH AN |

Hà Nội - Chiều ngày 2.10, một số trang truyền thông trên mạng xã hội đã đưa tin “Ba Vì vừa xảy ra sạt lở tại đường lên Đền Thượng - Vườn quốc gia Ba Vì”.

Giả mạo lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Sở Y tế

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sở Y tế vừa phát hiện 2 văn bản giả mạo về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Vùng ảnh hưởng nặng nhất của siêu bão thứ 2 trên Biển Đông

Ngọc Vân |

Theo dự báo bão ngày 3.10, siêu bão thứ 2 trên Biển Đông trong năm 2024 - bão số 5 Krathon - dù đã suy yếu nhưng vẫn gây thiệt hại nặng nề.

Truy tố Loan “cá” cùng đàn em trong băng bảo kê buôn bán ở chợ công nhân

MINH CHÂU |

Viện KSND tỉnh Đồng Nai vừa công bố cáo trạng, truy tố Loan “cá” và các đàn em trong băng nhóm bảo kê hoạt động buôn bán tại chợ tự phát khu vực cổng sau Công ty TNHH Changsin Việt Nam (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu).

Hoãn phiên toà xét xử vụ 4 cựu thanh tra giao thông "bảo kê xe vua"

Việt Dũng |

Trong xét hỏi các bị cáo vụ bảo kê xe "vua" ở Hà Nội, toà thấy một số vấn đề không thể thu thập tại phiên xử nên đã quyết định hoãn.

Nhóm cựu cán bộ thanh tra giao thông bảo kê xe "vua" như thế nào?

Việt Dũng |

4 cựu cán bộ thanh tra giao thông ở Hà Nội nhận tiền hàng tháng trong thời gian dài để bảo kê cho các xe gắn logo vi phạm giao thông.