Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Cà Mau được xem là tâm điểm của hạn hán, mặn xâm nhập, sụt lún, sạt lở đất tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020. Tỉnh này đã có trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, trên 20.000 hộ dân thiếu nước, trên 1.000 điểm sụp lở với tổng chiều dài trên trên 21km. Số tiền thiệt hại lên đến hàng trăm tỉ đồng. Tỉnh này đề xuất công bố thiên tại cấp 1 trên phạm vi toàn vùng ngọt.

Nắng nóng, khô hạn tất cả các dòng kênh vùng ngọt tại Cà Mau đều kiệt nước (ảnh Nhật Hồ)
Nắng nóng, khô hạn tất cả các dòng kênh vùng ngọt tại Cà Mau đều kiệt nước. Ảnh Nhật Hồ

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đề nghị, Cà Mau phải xử lý ngay bằng tất cả các nguồn lực của địa phương theo cơ chế khẩn cấp, vì điều đó đã được quy định trong Luật Phòng chống thiên tai. Trước mắt, cần khảo sát tìm nguyên nhân để có giải pháp khắc phục, cùng với đó cần có kế hoạch hộ đê tại những điểm xảy ra sự cố.

Một đoạn đường đê biển Tây bị sụp lở do nắng nóng, khô hạn vẫn không được gọi là thiên tai do Luật quy định (ảnh Nhật Hồ)
Một đoạn đường đê biển Tây bị sụp lở do nắng nóng, khô hạn vẫn không được gọi là thiên tai do Luật quy định. Ảnh: Nhật Hồ

Nói về việc công bố thiên tai, ông Nguyễn Trường Sơn khẳng định: “Chỉ có mưa lũ, dòng chảy gây sụt lún, sạt lở đất mới gọi là thiên tai, nhưng hạn hán gây sụt lún như Cà Mau không phải là do thiên tai, bởi đó là khái niệm đã được luật quy định, nên địa phương không thể dựa vào tình trạng sụt lún mà công bố thiên tai, dù thực tế thiên nhiên gây hại là sự thật”.

Đứng trước quy định này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử băn khoăn: “Sụt lún là do thiếu nước, mà thiếu nước là do nắng hạn, nhưng trong luật không có quy định. Thực tiễn đặt ra là có thật, nhưng luật chưa quy định, Cà Mau phải xử sự ra sao?!”.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Cà Mau: Đường đê biển Tây lại tiếp tục sụp bất thường

NHẬT HỒ |

Một đoạn đường dài trên 90m bất ngờ sụp xuống có đoạn sâu đến gần 2m. Tiếp tục kéo dài hiện tượng sụp đường mùa khô hạn bất thường tại Cà Mau.

Sụp, lở đất bất thường, Cà Mau hỏa tốc mời các bộ, ngành trợ giúp

NHẬT HỒ |

Ngày 20.2, Cà Mau có văn bản “hỏa tốc” mời các bộ, ngành, chuyên gia… đánh giá tình trạng hạn mặn, do xảy ra liên tiếp các vụ đất  sụptại tỉnh này.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Cà Mau: Đường đê biển Tây lại tiếp tục sụp bất thường

NHẬT HỒ |

Một đoạn đường dài trên 90m bất ngờ sụp xuống có đoạn sâu đến gần 2m. Tiếp tục kéo dài hiện tượng sụp đường mùa khô hạn bất thường tại Cà Mau.

Sụp, lở đất bất thường, Cà Mau hỏa tốc mời các bộ, ngành trợ giúp

NHẬT HỒ |

Ngày 20.2, Cà Mau có văn bản “hỏa tốc” mời các bộ, ngành, chuyên gia… đánh giá tình trạng hạn mặn, do xảy ra liên tiếp các vụ đất  sụptại tỉnh này.