Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

Theo chương trình, Hội nghị nhận được sự quan tâm của các bộ, cục, vụ, viện của Trung ương và nhiều chuyên gia về quy hoạch thủy lợi, địa chất, tài nguyên môi trường và trồng trọt.

Đường đê biển Tây Cà Mau liên tiếp sụp lở bất thường (ảnh Nhật Hồ)
Đường đê biển Tây Cà Mau liên tiếp sụp lở bất thường (ảnh Nhật Hồ)

Báo cáo tình hình hạn mặn của UBND tỉnh Cà Mau cho thấy, các hệ thống kênh mương trong các tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau thuộc các huyện U Minh và Trần Văn Thời tiếp tục duy trì ở mức rất thấp và đang tiếp tục giảm. Mực nước hiện nay trên các hệ thống kênh mương đã xuống rất thấp, trữ lượng sụt giảm từ (50 – 70%) so với trung bình cùng kỳ nhiều năm.

Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 18.000ha các trà lúa bị thiệt hại, trong đó theo tỷ lệ thiệt hại: Từ 30-70% hơn 5.500ha, thiệt hại trên 70% là hơn 12.500ha; theo trà lúa: Lúa - tôm hơn 15.900ha, trà lúa đông xuân hơn 2.100ha, lúa mùa hơn 100ha; rau màu bị thiệt hại là 3,6ha).

Diện tích rừng bị khô hạn đến nay hơn 42.800ha (trong đó cấp II là 8.160,4ha; cấp III là 11.450,6ha; cấp IV là 11.156,3ha; cấp V là 12.101,5ha). Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 20.500 hộ gia đình bị thiếu nước nước sinh hoạt.

Mùa hạn năm nay đang diễn biến hết sức phức tạp. Đã có hơn 1.000 điểm sụp lún đất và gần 200m đê biển tây bị hư hỏng nặng.

Các tuyến đường do cấp tỉnh đã sụp lún 5 điểm trên tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, nhiều vết rạn nứt trên tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc; đối với lộ giao thông nông thôn đã có 907 vị trí sụp lún với tổng chiều dài hơn 21.600m.

Hạn, mặn khốc liệt tại Cà Mau, chiều nay các nhà khoa học sẽ “hiến kế” khắc phục (ảnh Nhật Hồ)
Hạn, mặn khốc liệt tại Cà Mau, chiều nay các nhà khoa học sẽ “hiến kế” khắc phục (ảnh Nhật Hồ)

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết rất vui mừng và ghi nhận sự có mặt đông đủ của các đại biểu bộ, ngành, các chuyên gia và phóng viên.

Theo ông Sử, tỉnh Cà Mau đã có các thông tin chung về tình hình thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Bên cạnh đó đã có những nhận định sơ bộ ban đầu về nguyên nhân. Tỉnh rất mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp, những giải pháp ứng phó từ các đại biểu sau chuyến khảo sát.

Ngay sau khi nghe báo cáo tình hình của tỉnh, các chuyên gia, bộ ngành đã đi khảo sát trực tiếp vùng bị thiệt hại. Chiều 24.2, lãnh đạo bộ, ngành và các chuyên gia bàn giải pháp khắc phục.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Lo ngại cao điểm hạn mặn lại xuống giống vụ hè thu

TRẦN LƯU |

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nhiều diện tích lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang bước vào kỳ thu hoạch với niềm vui “trúng mùa được giá”. Thế nhưng, giữa niềm vui đó lại xen lẫn nỗi lo, người dân sẽ ồ ạt xuống giống vụ hè thu, vốn rơi ngay vào cao điểm của hạn mặn…

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

ĐBSCL: Lo ngại cao điểm hạn mặn lại xuống giống vụ hè thu

TRẦN LƯU |

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nhiều diện tích lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang bước vào kỳ thu hoạch với niềm vui “trúng mùa được giá”. Thế nhưng, giữa niềm vui đó lại xen lẫn nỗi lo, người dân sẽ ồ ạt xuống giống vụ hè thu, vốn rơi ngay vào cao điểm của hạn mặn…

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.