Cà Mau: Chưa tiến hành khắc phục sụp lở đất vì… đất vẫn lở

NHẬT HỒ |

Tuyến đường Co Xáng –Cơi Năm – Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời sạt lở nghiêm trọng do khô hạn, mặn xâm nhập. Tuy nhiên, việc khắc phục vô cùng khó khăn do đoạn đường này liên tiếp sụp lở.

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau 2.4 cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất đề xuất của Sở Giao thông Vận tải  tạm thời chưa tiến hành ngay việc sửa chữa, khắc phục sụp lún tuyến đường Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc do việc vận chuyển thiết bị, vật liệu đến công trình khó khả thi và nguy cơ gây sụp lún còn lại.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Giao thông Vận tải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và chủ động thực hiện ngay việc khắc phục sụp lún khi đảm bảo điều kiện thi công an toàn, để sớm đảm bảo giao thông thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

Trong thời gian chờ thi công khắc phục các vị trí sụp lún, Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời và các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp rào chắn, cảnh báo cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực sụp lún. Đồng thời, có phương án đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trên tuyến và kiểm tra, lắp đặt các biển báo hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông.

Do ảnh hưởng mặn xâm nhập, khô hạn, đoạn đường nói trên liên tiếp sụp lở chia cắt giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao hàng trăm giếng khoan phục vụ cấp nước vùng hạn mặn, khô hạn

THÔNG CHÍ |

Đánh giá hình hạn mặn mùa khô năm 2020 tại Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, bộ Tài nguyên và môi trường đang thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng khan hiếm nước.

12,5 triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 và xâm nhập mặn

THÀNH NHÂN |

Công đoàn tỉnh Hậu Giang ủng hộ 12,5 triệu động vào công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

Mùa khô hạn, người dân đau xót dành 8 tiếng mỗi ngày cắt lúa cho bò ăn

Bảo Trung |

Mùa khô hạn, lúa vụ đông xuân gần đến mùa thu hoạch bỗng chết khô do không có đủ nước tưới, người dân ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đành ''ngậm đắng nuốt cay'' cắt cho bò ăn...

Mùa khô hạn, cả trăm người dân dùng "tằn tiện" một giếng khoan

BẢO TRUNG |

Cả trăm người dân ở một buôn nghèo Đắk Lắk đang phải sử dụng "tằn tiện" nước ở một giếng khoan để gắng gượng qua một mùa khô hạn...

Cà Mau: Tỉnh không chỉ đạo quyên góp trồng rừng chống xâm nhập mặn

NHẬT HỒ |

Lợi dụng sự cảm thông, chia sẻ khó khăn do hạn mặn lịch sử tại ĐBSCL, nhất là sạt lở tại Cà Mau, một thông tin kêu gọi mọi người góp một cây trồng để trồng rừng chống xâm nhập mặn tại Cà Mau đang lan truyền trên mạng xã hội.

Cà Mau: Khô hạn tiếp tục làm sụp, lún đường

NHẬT HỒ |

Ảnh hưởng nắng nóng, khô hạn, một đoạn đường dài 35m bị sụp lún có đoạn rộng 8m, sâu hơn 2,5m gây tắt nghẽn giao thông.

Từ 11-15.3, ĐBSCL chịu đợt xâm nhập mặn có thể vượt kỷ lục năm 2016

Vũ Long |

Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3.2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15.3.2020. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn này có khả năng gây nhiều thiệt hại.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Khô hạn gay gắt, nông dân phải mua nước ngọt giá 300.000đ/m3

TRẦN LƯU |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang bước vào đợt cao điểm. Tình trạng khô hạn gay gắt đã đẩy hàng trăm ngàn hộ dân vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, phải đi mua với giá cắt cổ 300.000đ/m3…