Bàn giao hàng trăm giếng khoan phục vụ cấp nước vùng hạn mặn, khô hạn

THÔNG CHÍ |

Đánh giá hình hạn mặn mùa khô năm 2020 tại Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, bộ Tài nguyên và môi trường đang thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng khan hiếm nước.

Cụ thể, theo Bộ Tài nguyên và môi trường, từ đầu mùa khô đến nay đã có 5 đợt xâm nhập mặn tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh. Chiều sâu xâm nhập mặn sâu nhất tính đến ngày 30.3 ở các cửa sông Cửu Long đã sâu hơn năm 2016 từ 3 - 7 km; các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang) ở mức thấp hơn từ 4 - 15 km.

Để hạn chế tối đa xâm nhập mặn và thiếu nước vùng cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng khan hiếm nước.

Hiện bộ này đã thực hiện và bàn giao số liệu điều tra tìm kiếm 198 vùng với 459 giếng khoan có thể khai thác khoảng 110.500m3/ngày đêm, có thể cấp nước cho khoảng gần 1,4 triệu người dân vùng cao, vùng khan hiếm nước.

Nhiều nơi tại đồng bằng sông Cửu Long đang khan hiếm nước sinh hoạt. Ảnh: T.PHÚ
Nhiều nơi tại đồng bằng sông Cửu Long đang khan hiếm nước sinh hoạt. Ảnh: T.PHÚ

Riêng đối với vùng hạn hán thiếu nước như hiện nay (vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên) Bộ đã bàn giao cho các địa phương ở vùng Tây Nguyên là 87 giếng khoan có thể khai thác khoảng hơn 16.800m3/ngày; vùng đồng bằng sông Cửu Long là 40 giếng khoan có thể khai thác khoảng hơn 33.000m3/ngày để phục vụ cấp nước trong giai đoạn cấp bách hiện nay.

Để tiếp tục hỗ trợ bà con vùn hạn mặn, bộ sẽ triển khai lắp đặt 05 điểm cấp nước ngọt cho người dân khu vực thiếu nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (02 điểm ở Cà Mau, 02 điểm ở Bạc Liêu và 01 điểm ở Bến Tre) để cấp nước kịp thời cho người dân.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, đánh giá, đề xuất các khu vực tập trung dân cư thiếu nước sinh hoạt cần ưu tiên cấp bách để Bộ triển khai các điểm cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ kịp thời cho Nhân dân trong giai đoạn khẩn cấp hiện nay.

Đồng thời, cử đơn vị đầu mối tiếp nhận các công trình giếng khoan đã được tìm kiếm, thăm dò và kết cấu thành các giếng khoan khai thác để đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước tập trung (tại văn bản số 1696/BTNMT-TNN ngày 01.4.2020.

THÔNG CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Tỉnh không chỉ đạo quyên góp trồng rừng chống xâm nhập mặn

NHẬT HỒ |

Lợi dụng sự cảm thông, chia sẻ khó khăn do hạn mặn lịch sử tại ĐBSCL, nhất là sạt lở tại Cà Mau, một thông tin kêu gọi mọi người góp một cây trồng để trồng rừng chống xâm nhập mặn tại Cà Mau đang lan truyền trên mạng xã hội.

Từ 11-15.3, ĐBSCL chịu đợt xâm nhập mặn có thể vượt kỷ lục năm 2016

Vũ Long |

Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3.2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15.3.2020. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn này có khả năng gây nhiều thiệt hại.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.