Cà Mau lên phương án ứng phó bão, siêu bão

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thời tiết, mưa bão diễn biến phức tạp, tỉnh Cà Mau lên phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão có khả năng diễn ra.

Các phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão gồm: Ứng phó với bão gần biển Đông; ứng phó với bão trên biển Đông; ứng phó với bão khẩn cấp; ứng phó trong thời gian bão đổ bộ (bão trên đất liền) và phương án khắc phục hậu quả thiên tai. Các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão được thực hiện theo phương châm “chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương có hiệu quả”, trong đó lấy phòng là chính.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phân công chỉ đạo theo 5 khu vực, mỗi khu vực được sự chỉ đạo điều hành của Trưởng khu vực: Khu vực 1: Thành phố Cà Mau; Khu vực 2: huyện U Minh và Thới Bình; Khu vực 3: huyện Trần Văn Thời và Phú Tân; Khu vực 4: huyện Đầm Dơi và Cái Nước; Khu vực 5: huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.

Sạt lở tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau rạng sáng ngày 9.7 làm 4 căn nhà rơi xuống sông. Ảnh: Nhật Hồ
Sạt lở tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau rạng sáng ngày 9.7 làm 4 căn nhà rơi xuống sông. Ảnh: Nhật Hồ

Lực lượng huy động từ các sở, ngành, đơn vị tỉnh đến huyện, thành phố Cà Mau, xã, phường, thị trấn tham gia công tác phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả do bão. Ngoài ra, còn có các lực lượng chuyên trách cấp tỉnh như Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh.

Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng của bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu. Căn cứ phương án chung của tỉnh, từng sở, ngành, địa phương sẽ xây dựng phương án chi tiết để triển khai thực hiện, đồng thời, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo tình hình, diễn biến ứng phó với bão mạnh, siêu bão để cập nhật, điều chỉnh một cách linh hoạt sát với tình hình thực tế.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Cà Mau từ nay đến tháng 9.2024, trên biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 5 đến 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Trong đó, có khoảng 02 - 03 cơn đổ bộ vào đất liền.

Nhiều ngày qua tại Cà Mau có mưa, hiện tượng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp. Khoảng 1h ngày 9.7, tại khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau xảy ra vụ sạt lở đất ven sông, làm thiệt hại hoàn toàn bốn căn nhà, hai căn nhà liền kề còn lại thiệt hại khoảng 50%, ba căn nhà liền kề khác có dấu hiệu bị sạt lở.

Hiện tại, xung quanh khu vực bị sạt lở đất có dấu hiệu bị rạn nứt, khi thủy triều rút mạnh khả năng xảy ra sạt lở rất cao.

Chính quyền địa phương đã vận động người dân trong khu vực bị sạt lở khẩn trương di dời đồ đạc có giá trị ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Mất ngủ vì "hà bá nuốt nhà" ven bờ sông Cà Mau - Bạc Liêu

Nhật Hồ - Phong Linh |

Sạt lở khiến hàng chục căn nhà bị ảnh hưởng, thậm chí trôi xuống lòng sông. Chưa bao giờ, người dân Bạc Liêu đối diện với một mùa mưa bão bất an như năm 2024.

Thiên tai gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng tại Cà Mau

NHẬT HỒ |

Ngày 21.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Sạt lở nghiêm trọng sông Bạc Liêu - Cà Mau nghi do nạo vét lòng kênh

NHẬT HỒ |

Một đoạn sông Bạc Liêu – Cà Mau, thuộc địa bàn khóm 6, phường 5, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng 27 căn nhà dân. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng bởi việc nạo vét lòng kênh.

Mưa nắng thất thường, cua ở Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, khô hạn khốc liệt rồi mưa đầu mùa với lượng mưa ít, thời tiết thay đổi bất thường khiến cho cua nuôi tại Cà Mau chết hàng loạt; chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Nông dân khó đủ đường nơi tâm điểm sụt lún, sạt lở đất ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Tàu, thuyền của thương lái không thể vào ruộng chở lúa đã thu hoạch vì kênh rạch khô cạn nước. Ngoài đồng hạt lúa chín vàng, người dân như “ngồi trên đống lửa” vì phải lo đủ thứ chi phí khi mang lúa đi tiêu thụ.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng 1-0 U23 Ninh Bình: Set 2

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Mất ngủ vì "hà bá nuốt nhà" ven bờ sông Cà Mau - Bạc Liêu

Nhật Hồ - Phong Linh |

Sạt lở khiến hàng chục căn nhà bị ảnh hưởng, thậm chí trôi xuống lòng sông. Chưa bao giờ, người dân Bạc Liêu đối diện với một mùa mưa bão bất an như năm 2024.

Thiên tai gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng tại Cà Mau

NHẬT HỒ |

Ngày 21.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Sạt lở nghiêm trọng sông Bạc Liêu - Cà Mau nghi do nạo vét lòng kênh

NHẬT HỒ |

Một đoạn sông Bạc Liêu – Cà Mau, thuộc địa bàn khóm 6, phường 5, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng 27 căn nhà dân. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng bởi việc nạo vét lòng kênh.

Mưa nắng thất thường, cua ở Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, khô hạn khốc liệt rồi mưa đầu mùa với lượng mưa ít, thời tiết thay đổi bất thường khiến cho cua nuôi tại Cà Mau chết hàng loạt; chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Nông dân khó đủ đường nơi tâm điểm sụt lún, sạt lở đất ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Tàu, thuyền của thương lái không thể vào ruộng chở lúa đã thu hoạch vì kênh rạch khô cạn nước. Ngoài đồng hạt lúa chín vàng, người dân như “ngồi trên đống lửa” vì phải lo đủ thứ chi phí khi mang lúa đi tiêu thụ.