Cụ bà gần 90 tuổi vẫn sáng tác và hát dân ca về quê hương xứ sở

Nguyễn Hoàng |

Ở xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cứ mỗi lần có hội hè, văn nghệ hay các dịp kỷ niệm, người ta lại thấy xuất hiện một cụ bà đầu tóc bạc phơ, say sưa hát những bài dân ca, hò, vè cổ động. Tiếng hát của cụ lúc bay bổng trầm hùng, lúc bi thương nấc nghẹn, như lời ruột gan từ chính cuộc đời người nữ thanh niên xung phong đã cống hiến, hy sinh đến tận cùng cho quê hương...

Tiếp nối truyền thống cách mạng

Cụ là Lê Thị Hiên sinh năm 1935, con thứ 6 trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cha mẹ cụ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. 9 anh chị em cụ cũng tham gia hoạt động cách mạng, trong đó 4 anh trai và 1 chị gái đã hy sinh.

Năm 1954, ở tuổi 19, với vai trò giao liên, cô gái Lê Thị Hiên đã theo chân 2 ông Nguyễn Mại và Nguyễn Xuân Tạo (người làng Kim Đới, sau này đều là liệt sĩ) về xây dựng cơ sở cách mạng ở Kim Đới, Tam Thăng. Sau đó ít lâu các ông Trần Tuân, Huỳnh Kim Phẩm (cán bộ cách mạng) về tuyên truyền vận động nhân dân đào hầm, nuôi giấu cán bộ, xây dựng cơ sở cách mạng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cụ Hiên được giao nhiệm vụ cảnh giới cho cán bộ họp kín và phát tán tài liệu tuyên truyền trong nhân dân. Đây cũng là giai đoạn cụ sáng tác nhiều bài dân ca cổ động như: Bài thơ Bác Hồ, Giặc càn Tỉnh Thủy, Mười năm khói lửa điêu linh, Gương anh cán bộ, Qua cầu danh dự… và bắt đầu hoạt động cách mạng với vai trò mới như một nữ văn công.

Trong thời gian hoạt động tuyên truyền, bằng tinh thần dũng cảm, mưu trí, cụ đã nhiều lần che mắt kẻ thù, bảo vệ an toàn thông tin và đường dây cách mạng.

Đáng nhớ nhất là sự kiện xảy ra vào ngày 10.3.1962. Trước đó, cụ Hiên được tổ chức phân công làm nhiệm vụ ở xã Phước Hiệp, huyện Tiên Phước, ngụy trang dưới vỏ bọc làm thuê cho nhà thầy Thông (một địa chủ ủng hộ cách mạng). Ngày 10.3.1962, nhận được tin báo cơ sở bị lộ, ngay trong đêm, cụ Hiên mang truyền đơn một mình vượt đèo Hố Ngãi về Tam Thăng. Trên đường, gặp tốp lính đi tuần đêm, cụ nhanh trí giấu truyền đơn dưới rỗ bầu đựng trà và thản nhiên đi qua trước mặt bọn lính.

Thấy cô gái hái trà duyên dáng và không có vẻ gì là sợ sệt, chúng chọc ghẹo vài câu rồi cho đi. Nội dung truyền đơn sau này được giao lại cho ông Lê Đình Hòe - cán bộ hoạt động cách mạng ở xã Tam Thăng, góp phần móc nối, củng cố vững chắc hệ thống cơ sở cách mạng vùng Tam Kỳ - Núi Thành - Tiên Phước. Những năm 1964 - 1967, địch đánh phá ác liệt vùng đông Tam Kỳ, 5 anh chị em lần lượt hy sinh, cụ Hiên quyết định thoát ly tham gia thanh niên xung phong vào ngày 20.3.1967.

Chân dung cụ bà Lê Thị Hiên. Ảnh: Nguyễn Hoàng.
Chân dung cụ bà Lê Thị Hiên. Ảnh: Nguyễn Hoàng.

Cống hiến trọn cuộc đời

Sau năm 1975, cụ Hiên về công tác ở Hội Phụ nữ xã Tam Thăng và gặp ông Nguyễn Ngọc Anh - cán bộ cách mạng quê Tam Thăng, đi tập kết ngoài Bắc về, vợ và con đều đã hy sinh. Cảm thông hoàn cảnh của nhau, hai người gá nghĩa vợ chồng năm 1976. Cả hai phải mang trong mình bao bệnh tật do nhiễm chất độc da cam, vì vậy đứa con duy nhất của họ bị di chứng và đã mất năm lên bảy. Đến năm 2002, ông Anh qua đời.

Nay đã tuổi 88, cụ Hiên còn khá minh mẫn, vẫn nhớ hơn 15 bài vè, dân ca cổ động năm xưa. Bài ca cụ Hiên hay hát là “Qua cầu danh dự”, đó cũng như nỗi lòng của cụ và người dân Tam Thăng, mảnh đất anh hùng đã chứng kiến biết bao người con ra đi mà không hẹn ngày về, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

“Qua cầu dừng bước bên cầu/ Ký tên vào sổ thề câu trung thành/ Tài hùng trên đất Kỳ Anh/ Thề non hẹn biển quyết giành chiến công… Thân trai trẻ phải lên đường tòng quân chiến đấu/ Ngày con ra đi trên chiếc cầu yêu dấu/ Chắc dưới chân cầu nước mắt mẹ tuôn rơi/ Đừng buồn chi nữa mẹ ơi/ Quê mình khói lửa con ngồi sao yên/ Thương con gác bỏ tình riêng/ Vì dân vì nước con thề nguyền ra đi… Nay thanh bình rồi nước mắt trọn màu xanh/ Ta xây dựng lại cho quê hương ngày thêm đổi mới/ Hết giặc rồi sao con tôi chưa về tới?…”

Clip cụ Lê Thị Hiên thể hiện bài dân ca cổ động “Qua cầu vinh dự” đầy xúc động. Clip: Nguyễn Hoàng.
Lãnh đạo Hội Cựu TNXP TP Tam Kỳ thăm hỏi, động viên cụ Lê Thị Hiên nhân Ngày truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2022). Ảnh Nguyễn Hoàng.
Lãnh đạo Hội Cựu TNXP TP Tam Kỳ thăm hỏi, động viên cụ Lê Thị Hiên nhân Ngày truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam. Ảnh Nguyễn Hoàng.

Ông Nguyễn Quốc Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Thăng cho biết: Cụ Hiên là nhân vật tiêu biểu cho những người dân Tam Thăng anh hùng trong thời chiến tranh, chịu nhiều mất mát hy sinh, (cha mẹ, anh chị đều lần lượt hy sinh) nhưng vẫn không sờn lòng. Cụ tiếp tục tham gia cách mạng với nhiều vai trò, đặc biệt là ở vai trò văn công, cụ đã kết hợp làn điệu dân ca địa phương để sáng tác nhiều bài ca cổ động khí thế cách mạng. Trong đó bài ca "Qua cầu vinh dự" được bà con yêu thích, thường yêu cầu cụ hát trong các đợt giáo dục truyền thống.

Cụ Hiên hiện sống trong ngôi nhà tình nghĩa do Nhà nước trao tặng từ năm 2017, dù tuổi cao nhưng cụ vẫn say mê sáng tác thêm bài ca mới ngợi ca những đổi thay từng ngày trên quê hương.

Nguyễn Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Quảng Nam: Thêm một Công đoàn cơ sở được thành lập với 79 đoàn viên

Tường Minh |

Liên đoàn Lao động huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Làng biển nhiệt đới Hội An với 79 đoàn viên.

Quảng Nam: Dân làng làm giỗ chung, tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Hà My

THÙY TRANG |

Quảng Nam - Sáng 14.2, UBND phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn đã tổ chức lễ tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra vụ thảm sát tại xóm Tây – làng Hà My.

Công đoàn Hàng không thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng ở Quảng Nam

Minh Phương |

Chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hoạt động này đã được thực hiện gần 30 năm.

Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong

PHẠM ĐÔNG |

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 26.7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 100 đại biểu của Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam.

27.7, tưởng nhớ 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc

Minh Dân |

Nơi yên nghỉ của 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc là địa chỉ đỏ của du khách mỗi lần tới tỉnh Hà Tĩnh.

Lãi suất trái phiếu tiếp tục tăng, gấp đôi lãi gửi ngân hàng

Lục Giang |

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong năm nay đã lên đến 13,5%, loạt doanh nghiệp phát hành mới ở mức 12%, cao gấp đôi tiền gửi ngân hàng.

Quán quân Olympia muốn góp sức cho công nghệ ở Việt Nam

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Quán quân Olympia 2024 muốn trở thành một lập trình viên máy tính, cố gắng đóng góp cho xã hội và đóng góp cho việc phát triển công nghệ ở Việt Nam.

Trấn Thành, Lý Hải lại chiếm lĩnh thị trường phim đầu 2025?

ĐÔNG DU |

Sau khi Trấn Thành công bố "Bộ tứ báo thủ" ra rạp dịp Tết 2025, thì chiều 14.10, Lý Hải cũng cho biết, phim "Lật mặt 8" sẽ công chiếu 30.4.2025.