Cư dân Hà Nội bức xúc phản đối chủ đầu tư khi chậm bàn giao quỹ bảo trì

LH |

Không tổ chức hội nghị chung cư, không bàn giao hoặc chậm bàn giao quỹ bảo trì, mức thu phí vận hành nhà chung cư, tái định cư giữa một số đơn vị khác nhau, thu hồi sử dụng kinh doanh tầng 1 không phép còn chậm… là những vấn đề được các đại biểu (ĐB) chất vấn “nóng” tại kì họp thứ 6 - HĐND TP Hà Nội khóa XV diễn ra sáng 6.7.

Chất vấn tại kì họp, ĐB Trần Việt Anh - tổ đại biểu Ba Đình đặt câu hỏi: “Việc áp dụng mức thu phí vận hành chung cư, tái định cư giữa một số đơn vị của TP hiện nay rất khác nhau. Có nơi thu từ 2.300 - 4.500 đồng/m2; có nơi chỉ thu 30.000 đồng/nhà/tháng. Tại sao có mức thu khác nhau này? Giải pháp cho vấn đề này thế nào?”.

Trả lời câu hỏi chất vấn, ông Lê Văn Dục – Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, hiện 2 công ty vận hành thu có 30 nghìn đồng trong suốt 20 năm nay. Vì chi phí sẽ không đảm bảo nên phải dùng kinh phí khác. Sở xin tiếp thu và sửa đổi 1 số điều trong quyết định 33.

Đồng thời, tiếp tục công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân... , trong thông tư mới nhất, Sở Xây dựng cũng đề nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ 1 phần kinh phí bảo trì từ nguồn thu được trong việc cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các chung cư tái định cư.

Hà Nội hiện có 137 toà chung cư xây dựng trước năm 2005, nhiều toà không có quỹ bảo trì, gây khó khăn cho công tác duy tu, duy trì cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng. Ngoài ra, nhiều toà chung cư thương mại xây dựng sau năm 2005 hiện đã thành lập Ban Quản trị nhưng chủ đầu tư không chịu bàn giao quỹ bảo trì theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân (Hoàng Mai) chất vấn: “Thực tế này dẫn đến tình trạng cư dân bức xúc kéo dài, tập trung đông người phản đối chủ đầu tư, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Sở Xây dựng cũng đã tham mưu cho UBND Hà Nội thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư để bàn giao Quỹ bảo trì cho Ban quản trị các nhà chung cư nhưng việc này chưa được thực hiện hiệu quả. Đề nghị Sở Xây dựng làm rõ trách nhiệm của mình trong các vấn đề này và cho biết giải pháp khắc phục trong thời gian tới?”.

Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng nhận trách nhiệm về việc yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì. Hiện nay, trên địa bàn TP mới có 184/418 chung cư bàn giao quỹ bảo trì là quá thấp. Sở Xây dựng tham mưu UBND Hà Nội ra quyết định cưỡng chế. Đầu tiên mời chủ đầu tư đến các văn bản đưa ra thuyết phục không, nếu không sẽ ban hành cưỡng chế. Đây là giải pháp rất mạnh.

Trả lời chất vấn ĐB về việc còn nhiều toà nhà chung cư thương mại chưa thành lập được ban quản trị, chậm bàn giao hồ sơ, quỹ bảo trì 2%… khiến cư dân bức xúc, khiếu nại gây phức tạp an ninh, trật tự, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh cho biết, các chung cư chưa đủ điều kiện đang thành lập 31 ban quản trị. Các tòa chưa thành lập được ban quản trị là do các chủ đầu tư vẫn đang trì hoãn. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà tái định cư không có quỹ bảo trì, đảm bảo tài chính duy tu nên cư dân không muốn thành lập ban quản trị.

LH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Cát tặc “lộng hành” bên bờ sông Hồng, dân nơm nớp lo sợ

VƯƠNG TRẦN |

Tình trạng cát tặc nhiều năm lộng hành, ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Hồng (khu vực qua huyện Phúc Thọ, Hà Nội) khiến nhiều người dân bức xúc.

Hà Nội vay lại hơn 200 tỷ đồng ODA trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

VƯƠNG TRẦN |

Giá trị vay lại được xác định là hơn 1 tỷ yên, tương đương gần 226 tỷ đồng với thời hạn trả nợ gốc là 30 năm, lãi suất cho vay lại là 0,2%/năm/dư nợ vay lại.

Chủ tịch Hà Nội lên tiếng vụ “cát tặc” lộng hành gần tàu cảnh sát

VƯƠNG TRẦN |

2 tàu "cát tặc" hoạt động tại khu vực sông Hồng chỉ cách tàu của lực lượng cảnh sát đường thủy vài chục mét.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Hà Nội: Cát tặc “lộng hành” bên bờ sông Hồng, dân nơm nớp lo sợ

VƯƠNG TRẦN |

Tình trạng cát tặc nhiều năm lộng hành, ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Hồng (khu vực qua huyện Phúc Thọ, Hà Nội) khiến nhiều người dân bức xúc.

Hà Nội vay lại hơn 200 tỷ đồng ODA trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

VƯƠNG TRẦN |

Giá trị vay lại được xác định là hơn 1 tỷ yên, tương đương gần 226 tỷ đồng với thời hạn trả nợ gốc là 30 năm, lãi suất cho vay lại là 0,2%/năm/dư nợ vay lại.

Chủ tịch Hà Nội lên tiếng vụ “cát tặc” lộng hành gần tàu cảnh sát

VƯƠNG TRẦN |

2 tàu "cát tặc" hoạt động tại khu vực sông Hồng chỉ cách tàu của lực lượng cảnh sát đường thủy vài chục mét.