Đắk Nông tạo sinh kế cho người dân vùng đệm tham gia giữ rừng

Phan Tuấn |

Nhận thức được tầm quan trọng của người dân trong việc giữ rừng nên Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm.

Người dân cùng với lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng tham gia quản lý, bảo vệ  và phát triển rừng. Ảnh: Bảo Lâm
Người dân cùng với lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Bảo Lâm

Giao khoán 3.000ha rừng cho người dân quản lý, bảo vệ

Vườn quốc gia Tà Đùng có khoảng 25.000ha rừng tự nhiên và diện tích vùng đệm thuộc địa giới hành chính ở 7 xã, 4 huyện của 2 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng.

Trên lâm phần do Vườn quốc gia Tà Đùng quản lý có địa hình phức tạp, người dân có lịch sử canh tác trong vùng lõi từ lâu đời. Thế nên, thời gian qua, công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại đây gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Xuất phát từ khó khăn nêu trên, đơn vị đã gắn lợi ích của người dân gần rừng vào công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng và phát triển rừng. Trong đó, đặc biệt là công tác giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ cho các cộng đồng tại vùng đệm.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2021 - 2025, Vườn quốc gia Tà Đùng đã tiến hành khoán bảo vệ rừng cho 153 hộ gia đình. Trong đó, đáng phấn khởi nhất là 100% là các hộ được giao khoán đều là người đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng như: Người M’Nông, Dao, Tày... ở các xã Đắk Som, Đắk R'Măng, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) và xã Phi Liêng, Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) với diện tích trên 3.000ha.

Nhiều diện tích rừng ở vùng đệm đang được Vườn quốc gia Tà Đùng cùng người dân nơi đây tái sinh từng ngày. Ảnh: Bảo Lâm
Nhiều diện tích rừng ở vùng đệm đang được Vườn quốc gia Tà Đùng cùng người dân nơi đây tái sinh từng ngày. Ảnh: Bảo Lâm

Hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển kinh tế

Theo Vườn quốc gia Tà Đùng, trên cơ sở diện tích giao khoán, hàng năm, đơn vị đã tiến hành chi trả cho các hộ dân từ 15 – 20 triệu đồng/hộ/năm.

Ngoài chi trả tiền nhận khoán bảo vệ rừng, Vườn quốc gia Tà Đùng còn ưu tiên thuê các hộ dân sống gần rừng thực hiện các công trình lâm sinh như trồng rừng, phòng chống cháy rừng… Qua những việc làm này đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của người dân.

Cụ thể, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Vườn quốc gia Tà Đùng đã tiến hành hỗ trợ cho 26 cộng đồng vùng đệm thực hiện các công trình công cộng với tổng kinh phí khoảng 1,04 tỉ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn huy động người dân chia thành 14 tổ nhận khoán bảo vệ rừng.

Các tổ nhận khoán hoạt động theo hình thức tự chấm công và phân công các hộ trong tổ thực hiện nhiệm vụ. Gắn bó với công việc giao khoán bảo vệ rừng đã nhiều năm nay. Ông K’Thanh, một hộ nhận khoán khác ở xã Đạ K'Nàng cho biết đã hiểu rõ hơn những giá trị mà rừng xanh mang lại.

“Tôi và tổ nhận khoán thường xuyên cắt cử người cùng phối hợp với lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Tà Đùng đi tuần tra bảo vệ rừng. Trong mùa mưa, việc đi lại khó khăn nhưng bà con nhận khoán rất có trách nhiệm, vẫn bám rừng, bám địa canh giữ không để lâm tặc vào phá rừng, đặt bẫy thú”, ông K’Thanh tâm sự.

Chia sẻ về “cánh tay nối dài” trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng cho biết, trung bình mỗi năm, các tổ nhận khoán và lực lượng kiểm lâm đơn vị tổ chức khoảng 1.500 lượt tuần tra, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng.

"Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đặc biệt là chú trọng đến lợi ích của người dân sống gần rừng nên từ năm 2012 đến nay trên lâm phần do đơn vị quản lý không để xảy ra vụ cháy rừng nào đáng kể. Đặc biệt, các hộ dân đã phối hợp với Vườn quốc gia Tà Đùng trồng được trên 617ha rừng; các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đã được hạn chế đến mức thấp nhất" - ông Long cho biết thêm.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Chủ rừng ở Đắk Nông còn thiếu công cụ để giữ rừng

Phan Tuấn |

Các công ty lâm nghiệp ở Đắk Nông được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ một diện tích rất lớn về rừng và đất rừng. Thế nhưng, những đơn vị này đang thiếu công cụ để giữ rừng, thậm chí tay không đối phó với sự liều lĩnh, manh động của lâm tặc.

Đắk Nông tinh gọn bộ máy kiểm lâm, tăng "chất thép" để giữ rừng

Phan Tuấn |

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành việc cắt giảm bộ phận gián tiếp ở các hạt Kiểm lâm cấp huyện để gia tăng nhân sự cho lực lượng trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Chuyện giữ rừng nơi vùng cao Tuyên Quang

Phong Quang |

Những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn một màu xanh ở huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) vẫn đang được bảo vệ nghiêm ngặt, chuyện giữ rừng đã không còn là trách nhiệm của riêng lực lượng kiểm lâm.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.