Giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, hết chiến dịch lại về số 0

Thu Hiền |

Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè lại tái diễn, các kế hoạch trên đã nhanh chóng rơi vào cảnh “đầu voi đuôi chuột”.

Đi xe máy hơn 10 km lên phố cổ chơi, chị Lê Thị Tuệ (21 tuổi, quận Nam Từ Liêm) bất ngờ khi cách đây hơn 1 tháng, vỉa hè thoáng đãng, dễ đi bao nhiêu thì nay lại trở về tình trạng ban đầu. Việc lấn chiếm làm nơi để xe, kinh doanh hàng quán, khiến người đi bộ không còn chỗ để đi lại.

Chị Tuệ cho biết, việc các hộ kinh doanh cố tình lấn chiếm vỉa hè lòng đường như này rất nguy hiểm, đặc biệt vào giờ cao điểm xe cộ đông đúc. Người dân đi lại khó khăn hơn, nhất là ở phố Hàng Chiếu, Hàng Da, Hàng Mã... vỉa hè biến mất toàn toàn. Đi bộ qua mấy tuyến phố này đều phải nhìn trước, ngó sau vì sợ xe máy đi qua quẹt vào người.

"Tôi thấy Hà Nội nhiều lần ra quân lấy lại vỉa hè cũng không khả quan hơn, các hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên kê bàn ghế, hàng hóa, xe cộ ra lấn chiếm hè phố, đẩy người đi bộ xuống lòng đường", chị Tuệ chia sẻ.

Chị Lê Thị Tuệ chia sẻ về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: Thu Hiền
Chị Lê Thị Tuệ chia sẻ về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: Thu Hiền
Nhiều điểm gửi xe tự phát trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thu Hiền
Nhiều điểm gửi xe tự phát trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thu Hiền

Không thể phủ nhận sau hơn 1 tháng Hà Nội yêu cầu các đơn vị đồng loạt ra quân xóa bỏ các điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhiều tuyến phố đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên ở một số tuyến hè phố, chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng thì đâu lại vào đấy.

Theo ghi nhận tại một số quận ở Hà Nội như Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa… vẫn bất chấp vi phạm, buôn bán tràn lan trên vỉa hè các tuyến phố. Các tiểu thương chiếm dụng từng mét vỉa hè ở phố cổ để bày bán, kinh doanh.

Vỉa hè tại phố hàng Chiếu bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán. Ảnh: Thu Hiền
Vỉa hè tại phố Hàng Chiếu bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán. Ảnh: Thu Hiền
Trái với cảnh vỉa hè thông thoáng trong giai đoạn tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, hiện phố hàng Mã lại bị lấn chiếm. Ảnh: Thu Hiền
Trái với cảnh vỉa hè thông thoáng trong giai đoạn tổng kiểm tra, xử lí vi phạm trật tự đô thị, hiện phố hàng Mã lại bị lấn chiếm. Ảnh: Thu Hiền

Đơn cử, tại phố Hàng Chiếu, Hàng Da, Hàng Mã, phố Tạ Hiện... không khó để nhìn thấy hình ảnh các cửa hàng quán ăn bày bàn, ghế la liệt trên vỉa hè, coi vỉa hè trở thành địa điểm riêng nhằm phục vụ mục đích kinh doanh cá nhân.

Phố Tạ Hiện hiện tại bị chiếm dụng để bàn ghế, quán ăn. Ảnh: Thu Hiền
Phố Tạ Hiện hiện tại bị chiếm dụng để bàn ghế, quán ăn. Ảnh: Thu Hiền
Phố Tạ Hiện hiện tại bị chiếm dụng để bàn ghế, quán ăn. Ảnh: Thu Hiền
Thậm chí, vỉa hè hẹp lại dùng làm nơi để xe máy khiến người dân chỉ còn cách đi xuống lòng đường, gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Thu Hiền
Vỉa hè hẹp lại dùng làm nơi để xe máy khiến người dân chỉ còn cách đi xuống lòng đường. Ảnh: Thu Hiền

Đặc biệt, có thể thấy tình trạng buôn bán hàng rong, tái lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè từng lúc, từng nơi vẫn còn xảy ra, nhất là vào các thời điểm tan trường, tan sở, khi không có lực lượng chức năng đi kiểm tra.

Tình trạng bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè trên đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: Thu Hiền
Tình trạng bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè trên đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: Thu Hiền
Lòng đường, vỉa hè hiện như một địa điểm để nghỉ ngơi của nhiều tài xế công nghệ. Ảnh: Thu Hiền
Dù rào chắn nhưng xe máy vẫn có thể đi được lên vỉa hè. Ảnh: Thu Hiền

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Hà Nội đang quyết liệt lập lại trật tự vỉa hè. Đây là điều rất cần thiết và cũng không phải biện pháp mới, đã có biết bao lần chính quyền đô thị ra tay làm sạch vỉa hè.

"Cũng tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh cáo, phạt, rồi rầm rộ tháo dỡ hàng quán lấn chiếm với sự tham gia của thanh tra xây dựng, dân phòng, cảnh sát khu vực, tổ trưởng dân phố, đại diện chính quyền địa bàn… nhưng dọn dẹp vừa xong thì hôm sau đâu lại vào đấy, lại “vẫn y nguyên” tình trạng lấn chiếm cũ", ông Tùng nói.

Chị Lã Thị Phương Hà trao đổi với Lao Động. Ảnh: Thu Hiền
Chị Lã Thị Phương Hà trao đổi với Lao Động. Ảnh: Thu Hiền

Chị Lã Thị Phương Hà (sinh viên Đại học Thương Mại) cho biết, vỉa hè ở đường Hồ Tùng Mậu được rào chắn nhưng xe máy, hàng rong lại kéo đến bày bán trên vỉa hè, chiếm lối đi của người đi bộ.

"Nếu lực lượng chức năng không xử phạt mạnh tay hơn thì tôi nghĩ rất khó có thể xử lí dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Nên phạt thật nặng những trường hợp cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm của riêng thì mới có thể răn đe được”, chị Hà nói. 

Tương tự, tại một số tuyến đường khác như Lê Văn Lương, Nguyễn Phong Sắc... thường xuyên diễn ra tình trạng trưng dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe ôtô. Nguyên nhân một phần do tuyến đường này dày đặc nhà chung cư nhưng không đủ nơi dừng đỗ xe cho người dân.

Việc đỗ xe ô tô tràn lan trên vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh: Thu Hiền
Việc đỗ xe ô tô tràn lan trên vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh: Thu Hiền
Việc đỗ xe ô tô tràn lan trên vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh: Thu Hiền
Việc đỗ xe ôtô tràn lan trên vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh: Thu Hiền
Thu Hiền
TIN LIÊN QUAN

Thuê vỉa hè kinh doanh: Ai được thuê, cảnh báo “mồi ngon” của tham nhũng

Trần Vương |

Mới đây, TP Hà Nội yêu cầu các quận mạnh dạn thí điểm cho thuê mặt bằng ở những tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đang bám vỉa hè kiếm sống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ai được thuê vỉa hè, thuê lúc nào, thuê ở đâu?

Hiện trạng vỉa hè hồ Linh Đàm sắp được kẻ vạch, cắm cọc để cấm đỗ xe ở Hà Nội

Thu Hiền |

Vỉa hè khu vực hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp nghiêm trọng, bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán, dừng đỗ phương tiện. Trước thực trạng vi phạm kéo dài, vỉa hè khu vực này sẽ được cắm cọc, kẻ vạch để quản lý.

Lát đá vỉa hè ở Hà Nội: Thi công xong đến đâu oằn mình cõng ôtô đến đó

THU HIỀN |

Vỉa hè vốn chỉ dành riêng cho người đi bộ, nhưng tại Hà Nội, ở nhiều nơi, vỉa hè vừa lát đá xong đã phải oằn mình cõng ôtô, xe máy.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Bổ nhiệm 3 Đại tá làm Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh

Quang Việt |

Trong tuần, công an các tỉnh Quảng Bình, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc ghi nhận việc bổ nhiệm chức vụ một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Cận cảnh cống âu hơn 500 tỉ đồng sắp về đích ở Tiền Giang

Thành Nhân |

Tiền Giang - Dự án cống âu Nguyễn Tấn Thành đạt khối lượng thi công hơn 99%, dự kiến công trình này sẽ bàn giao cuối tháng 10.2024.

3 nữ doanh nhân Việt lọt top những người phụ nữ quyền lực

Thạch Lam |

Tạp chí Fortune của Mỹ công bố danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024", trong đó có ba nữ doanh nhân Việt Nam lọt top.

Dân thiếu nước sạch, công trình cấp nước xây xong bỏ hoang

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Hàng trăm hộ dân sử dụng nước không đảm bảo sức khỏe, trong khi đó công trình cấp nước hàng chục tỉ đồng xây dang dở rồi bị bỏ hoang.

Thuê vỉa hè kinh doanh: Ai được thuê, cảnh báo “mồi ngon” của tham nhũng

Trần Vương |

Mới đây, TP Hà Nội yêu cầu các quận mạnh dạn thí điểm cho thuê mặt bằng ở những tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đang bám vỉa hè kiếm sống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ai được thuê vỉa hè, thuê lúc nào, thuê ở đâu?

Hiện trạng vỉa hè hồ Linh Đàm sắp được kẻ vạch, cắm cọc để cấm đỗ xe ở Hà Nội

Thu Hiền |

Vỉa hè khu vực hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp nghiêm trọng, bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán, dừng đỗ phương tiện. Trước thực trạng vi phạm kéo dài, vỉa hè khu vực này sẽ được cắm cọc, kẻ vạch để quản lý.

Lát đá vỉa hè ở Hà Nội: Thi công xong đến đâu oằn mình cõng ôtô đến đó

THU HIỀN |

Vỉa hè vốn chỉ dành riêng cho người đi bộ, nhưng tại Hà Nội, ở nhiều nơi, vỉa hè vừa lát đá xong đã phải oằn mình cõng ôtô, xe máy.