Hồ thủy điện thiếu nước, việc cấp nước ở Hà Nội ảnh hưởng như thế nào?

Khánh Linh |

Hòa Bình - Các hồ thủy điện trên sông Đà đang thiếu hụt một lượng nước lớn lên đến hàng tỉ mét khối. Việc thiếu nước có nguy cơ ảnh hưởng đến cấp nước vùng hạ du.

Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến giữa tháng 9.2022, các hồ thuỷ điện trên sông Đà đang thiếu hụt khoảng 5 tỉ m3 nước so với mức nước dâng bình thường.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Xuân Quý - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà - cho biết: "Tình trạng thiếu nước là một sự cố khách quan của thời tiết, có nguy cơ ảnh hưởng đến nhà máy. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tác động quá lớn".

Theo ông Quý, hiện tại công ty đang triển khai các biện pháp để khắc phục sự cố. Đồng thời, giữa đơn vị và Thủy điện Hòa Bình vẫn đang có những phối hợp rất chặt chẽ để đảm bảo hài hòa việc phát điện cũng như cấp nước cho người dân.

 
Mùa lũ năm 2022 trên lưu vực sông Đà đến sớm khiến Thủy điện Hòa Bình phải liên tiếp mở cửa xả trong tháng 6.2022.

"Mỗi ngày, công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà sẽ cần  300 ngàn m3 để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cấp nước cho TP.Hà Nội. Việc mực nước các hồ thủy điện trên sông Đà xuống thấp dự kiến sẽ không ảnh hưởng quá nhiều do đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, đồng thời công ty nước sạch cũng đã có những phương án dự phòng trước đó" - đại diện đơn vị khẳng định.

Trước đó, theo Báo Lao Động đã thông tin, mùa lũ năm 2022 trên lưu vực sông Đà đến sớm, tuy nhiên giai đoạn tháng 7-8 gần như không có lũ. Nước về chỉ bằng khoảng 50% so với trung bình nhiều năm.

Trong khi đó, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ xuống thấp trong giai đoạn tháng 10-12.2022.

Lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-40%, thiếu hụt nhiều tại khu vực hồ Hòa Bình. Số liệu cho thấy trong quý 3.2022, lượng nước về hồ Hòa Bình chỉ bằng 57% so với trung bình nhiều năm.

Thực tế, để cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân cho gần 500.000 ha diện tích gieo cấy lúa các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tổng lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện thường dao động khoảng 4,3-5,1 tỉ m3/năm. Sau khi xả nước phục vụ đổ ải, mực nước thượng lưu của hồ Hòa Bình giảm từ 5,1-10,9m.

Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó Trưởng ban Kỹ thuật - Sản xuất EVN cho hay, việc thiếu hụt khoảng 5 tỉ m3 nước so với mức nước dâng bình thường gây nhiều khó khăn đến việc chuẩn bị phương án cung cấp điện cho mùa khô năm 2023, đặc biệt là việc cung cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân 2022-2023.

Thực tế này đòi hỏi Nhà máy nước Sông Đà cần khắc phục ngay tình trạng sử dụng nước chưa hiệu quả, tận dụng tối đa dòng chảy của sông Đà nhằm hài hòa giữa mục tiêu giữ nước cho sản xuất điện và đổ ải, vừa đảm bảo cấp nước phục vụ sinh hoạt của vùng hạ du.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Dự án nằm trên giấy, hàng nghìn hộ dân khổ vì thiếu nước

Hồng Thúy |

Người dân chấp nhận đóng phí cho dự án cấp nước, doanh nghiệp cũng sẵn sàng đầu tư. Thế nhưng, sau 5 năm triển khai vẫn chưa có bất cứ đường ống nào được lắp đặt tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội). Hơn 4.000 hộ dân tại đây mòn mỏi sống chung với tình trạng thiếu nước sạch...

Nghịch lý hàng ngàn hộ dân thiếu nước tưới bên hồ thủy lợi chờ... vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa hoạt động hết công suất vì còn chờ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới.

Mất rừng, thiếu nước, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến

Thanh Hải |

Hàng loạt vụ phá rừng lớn liên tục được phát hiện tại Đắk Lắk. Rừng hóa trọc, trơ đất cằn, xót xa. Nhưng đau lòng hơn là 4.200 dân trong số 50% hộ thuộc xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp đang rơi vào diện đói nghèo vì đất sản xuất thiếu nước tưới. Trong khi đó, Đắk Lắk đang tìm nguồn ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Hệ lụy mất rừng đang ập đến cùng lúc như thảm họa thiên tai ở mảnh đất vốn là... đại ngàn.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Dự án nằm trên giấy, hàng nghìn hộ dân khổ vì thiếu nước

Hồng Thúy |

Người dân chấp nhận đóng phí cho dự án cấp nước, doanh nghiệp cũng sẵn sàng đầu tư. Thế nhưng, sau 5 năm triển khai vẫn chưa có bất cứ đường ống nào được lắp đặt tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội). Hơn 4.000 hộ dân tại đây mòn mỏi sống chung với tình trạng thiếu nước sạch...

Nghịch lý hàng ngàn hộ dân thiếu nước tưới bên hồ thủy lợi chờ... vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa hoạt động hết công suất vì còn chờ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới.

Mất rừng, thiếu nước, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến

Thanh Hải |

Hàng loạt vụ phá rừng lớn liên tục được phát hiện tại Đắk Lắk. Rừng hóa trọc, trơ đất cằn, xót xa. Nhưng đau lòng hơn là 4.200 dân trong số 50% hộ thuộc xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp đang rơi vào diện đói nghèo vì đất sản xuất thiếu nước tưới. Trong khi đó, Đắk Lắk đang tìm nguồn ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Hệ lụy mất rừng đang ập đến cùng lúc như thảm họa thiên tai ở mảnh đất vốn là... đại ngàn.