Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa diễn ra tại Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 sẽ diễn ra từ ngày 21 -  26.11.2022 ở Đắk Nông với sự tham dự của tất cả các nước là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa được tổ chức tại Việt Nam.

Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa.

Hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan được phát hiện từ năm 2007 và phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô. Ảnh: Minh Phương
Hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan được phát hiện từ năm 2007 và phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô. Ảnh: Minh Phương

Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.

Năm 2022, tỉnh Đắk Nông vinh dự được Ủy ban Hang động núi lửa thuộc Hiệp hội Hang động quốc tế lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa được tổ chức tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 7.2020, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Khi đó, tên gọi “Dak Nong UNESCO Global Geopark (Viet Nam)” chính thức xuất hiện trên bản đồ Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, gồm 177 điểm đến.

Đắk Nông là địa phương thứ 3 của Việt Nam và thứ 164 trên thế giới có Công viên địa chất được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Khu vực hang động núi lửa Krông Nô có những tảng đá có hình khối rất đẹp. Ảnh: Phan Tuấn
Khu vực hang động núi lửa Krông Nô có những tảng đá có hình khối rất đẹp. Ảnh: Phan Tuấn

Việc tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa là một sự kiện đối ngoại quan trọng. Qua đó, giúp địa phương giới thiệu, quảng bá hiệu quả hệ thống hang động núi lửa - di sản địa chất (có dấu vết của văn hóa người tiền sử) mang tầm quốc tế trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Thông qua các sự kiện được tổ chức ở hội nghị này, tỉnh Đắk Nông mong muốn tìm kiếm được nhà đầu tư đồng hành phát triển hạ tầng du lịch, kết nối các điểm đến trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Việc này sẽ góp phần đưa du lịch thực sự trở thành một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của Đắk Nông, theo định hướng của Nghị quyêt Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

Không những vậy, hội thảo khoa học cũng là cơ hội để tỉnh Đắk Nông có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững di sản, phục vụ phát triển du lịch địa phương.

Hội nghị quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20 sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26.11.2022. Các hoạt động hội nghị, hội thảo, triển lãm và quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ được tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh Đắk Nông. Cùng với đó, hội nghị còn tổ chức các hoạt động tham quan thực địa tại hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Khám phá vẻ đẹp hang động núi Đầu Rồng ở xứ Mường Hòa Bình

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Núi Đầu Rồng là hình tượng tâm linh bảo vệ những người con xứ Mường, không những thế quần thể hang động nơi đây còn nguyên sơ đang ẩn chứa nhiều điều huyền bí chưa thể lý giải.

Rao bán trái phép đất rừng phòng hộ quanh hang động núi lửa Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Khoảng 1 tháng trở  lại đây, xung quanh khu vực hang động núi lửa ở xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông xuất hiện tình trạng người dân xây dựng công trình, rao bán trái phép đất rừng phòng hộ.

Chiêm ngưỡng quần thể hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á

Phan Tuấn - Ngô Minh Phương |

Đắk Nông - Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa. Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.

Chuyện "check VAR" ở V.League

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 182 cùng BLV Hoàng Hải trao đổi về chuyện "check VAR" của trọng tài sau 2 vòng đầu LPBank V.League 2024-2025.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Khám phá vẻ đẹp hang động núi Đầu Rồng ở xứ Mường Hòa Bình

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Núi Đầu Rồng là hình tượng tâm linh bảo vệ những người con xứ Mường, không những thế quần thể hang động nơi đây còn nguyên sơ đang ẩn chứa nhiều điều huyền bí chưa thể lý giải.

Rao bán trái phép đất rừng phòng hộ quanh hang động núi lửa Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Khoảng 1 tháng trở  lại đây, xung quanh khu vực hang động núi lửa ở xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông xuất hiện tình trạng người dân xây dựng công trình, rao bán trái phép đất rừng phòng hộ.

Chiêm ngưỡng quần thể hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á

Phan Tuấn - Ngô Minh Phương |

Đắk Nông - Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa. Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.