Rác thải lấn biển, “nhấn chìm” đảo:

Hơn 70.000 tấn rác tồn đọng, Côn Đảo vẫn loay hoay xử lý

Nguyên Dũng |

Hơn 20 năm nay, nguồn rác thải từ khắp nơi trên địa bàn huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đổ về khiến bãi rác Bãi Nhát quá tải, rác tồn đọng thành “núi” với hơn 70.000 tấn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Huyện Côn Đảo và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn đang loay hoay, chưa tìm ra được phương án khả thi xử lý bãi rác này.

Bãi biển ô nhiễm, khách không tới

Những ngày đầu tháng 7.2020, có mặt tại bãi rác Bãi Nhát ở huyện Côn Đảo, PV Báo Lao Động ghi nhận, bãi rác quá tải, hôi thối nồng nặc. Những cơn mưa lớn đầu tháng 7, cộng nước rỉ rác từ Bãi Nhát tràn ra đường, chảy xuống cả bãi biển Bãi Nhát cách đó chừng 200m, gây ô nhiễm.

Ông Phạm Bảo Ân, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Côn Đảo, cho biết, hàng ngày, toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện này được thu gom, đưa về bãi rác Bãi Nhát có diện tích 3.800m2 để xử lý. Nhưng vì lượng rác đổ dồn về quá lớn dẫn đến tình trạng quá tải từ 20 năm qua. Hiện nay, lượng rác thải tồn đọng tại Bãi Nhát khoảng hơn 70.000 tấn.

Để xử lý rác thải, từ năm 2014, huyện Côn Đảo đã đầu tư 1 lò đốt rác công nghệ tại bãi rác này, nhưng công suất lò chỉ xử lý được khoảng 5 tấn rác/ngày. Trong lúc đó trên thực tế, mỗi ngày có khoảng 15-20 tấn rác thải đổ dồn về Bãi Nhát khiến cho bãi này càng thêm quá tải.

Nằm cách “núi rác” chỉ vài trăm mét, bãi biển Bãi Nhát được đánh giá là một bãi biển rất đẹp ở huyện Côn Đảo. “Bãi rác Bãi Nhát gây ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến lượng khách. Khách không tới là vì ô nhiễm quá lớn”, ông Ân nói.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, ngoài hơn 70.000 tấn rác đang gây ô nhiễm trầm trọng ở bãi rác Bãi Nhát, hiện, huyện Côn Đảo đang phải hứng chịu một lượng rác thải khá lớn từ đại dương dạt vào bờ biển. Tại bãi biển Bãi Nhát và bãi biển Côn Đảo, thời gian gần đây rác thải rất nhiều. Ngoài lượng rong tảo chết dạt vô bờ, thì từ ngoài biển, các loại rác thải như bịch nylon, chai nhựa, bao bì, xốp... thường xuyên được sóng xô vào đầy bờ. Các loại rác thải này do các ghe mực, ghe đánh bắt cá, tàu thuyền mưu sinh trên biển xả xuống...

Loay hoay tìm phương án xử lý

Từ nhiều năm nay, nhằm xử lý dứt điểm hơn 70.000 tấn rác thải và thực trạng ô nhiễm môi trường ở bãi rác Bãi Nhát, các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Côn Đảo đã nhiều lần kêu gọi xã hội hóa để các doanh nghiệp có phương án thu gom xử lý rác, nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị nào đầu tư.

Đầu năm 2019, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức nhiều cuộc họp để tìm phương án xử lý lượng rác tồn tại ở Bãi Nhát. Sau đó, tỉnh đã chọn phương án đưa rác từ Bãi Nhát về đất liền bằng tàu biển để xử lý. Theo chỉ đạo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, huyện Côn Đảo sau đó đã khẩn trương xây dựng phương án, định mức, đơn giá xử lý, dự trù kinh phí để thực hiện. Theo tính toán, kinh phí vận chuyển số lượng rác tồn đọng tại Côn Đảo vào đất liền là 70 tỉ đồng.

Rác sẽ được ép lại thành từng khối có trọng lượng khoảng 800kg/khối rồi chuyển xuống các tàu chở cát, đá đưa về đất liền tại khu vực cảng Phú Mỹ, sau đó  chở về bãi rác tập trung tại xã Tóc Tiên (TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) để xử lý.

Nhưng tại cuộc họp lấy ý kiến của các sở ngành ngày 23.8.2019, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định bỏ phương án đóng gói rác, vận chuyển bằng tàu về đất liền để xử lý vì kinh phí quá lớn. Từ đó cho đến nay, phương án xử lý rác tại Côn Đảo vẫn chỉ bằng lò đốt công nghệ nhưng phương án này không thể xử lý hết lượng rác xả ra từng ngày tại địa phương.

Hiện nay, dân số huyện Côn Đảo đang tăng dần, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, thì lượng rác tại địa phương này còn phát sinh gấp nhiều lần, nên việc xử lý khối lượng rác thải tồn đọng tại khu vực Bãi Nhát đang rất cần thiết và cấp bách.

Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, việc đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Côn Đảo chậm, dẫn đến tồn đọng khoảng 70.000 tấn rác tại Bãi Nhát chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Theo ông Linh, nguyên nhân chậm là do chưa có hướng dẫn mô hình chuẩn về xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt. Ngoài ra, việc đầu tư dự án nhà máy đốt chất thải phát điện, bảo đảm các quy định chuẩn về môi trường có chi phí rất lớn. Do đó, chủ đầu tư đòi hỏi phải đảm bảo khối lượng chất thải đầu vào ổn định (400 tấn/ngày), nhưng khối lượng chất thải hằng ngày trên thực tế của Côn Đảo chỉ (15-20 tấn/ngày) nên lựa chọn nhà đầu tư là rất khó khăn. Hầu hết, các nhà đầu tư có tâm huyết phải cân nhắc quyết định trong việc tính toán chi phí, lợi ích mới đầu tư, do vậy đến thời điểm hiện tại chưa tìm ra nhà đầu tư xử lý rác thải cho Côn Đảo.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Bảo Ân, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Côn Đảo cho biết, để hạn chế tình trạng rác thải gây ô nhiễm tại huyện này, phương án trước mắt là sắp tới sẽ cho di dời bãi rác Bãi Nhát sang khu vực Bến Đầm cách đó chừng 5-6km. “Rồi chúng tôi tiếp tục xử lý bằng lò đốt công nghệ như cũ và cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư đầu tư nhà máy đốt có công suất lớn hơn để xử lý”, ông Ân nói.

Nguyên Dũng
TIN LIÊN QUAN

Rác thải lấn biển, “nhấn chìm” đảo: Đảo Ngọc sẽ chìm giữa biển... rác

Lâm Điền |

Rác bập bềnh bờ biển, nước thải từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh xả thẳng ra môi trường... một sự thật đau lòng. Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ chìm giữa biển rác nếu không sớm có giải pháp cải thiện hữu hiệu.

Rác thải lấn biển, “nhấn chìm” đảo

Thanh Chung - Nhiệt Băng |

Quá tải các bãi rác không chỉ là vấn đề nóng ở các đô thị lớn, mà đã thành vấn nạn nhức nhối ở cả vùng nông thôn, biển, đảo. Từ Quảng Nam, tới Nha Trang, Khánh Hòa,… hiện, hầu hết cửa sông, cửa biển, đảo ven bờ ngập rác thải. Không chỉ môi trường ô nhiễm trầm trọng, hình ảnh du lịch bị hủy hoạt, đời sống người dân cũng bị đảo lộn bởi rác từ nơi khác dồn về. Có những vùng biển sâu đang dần chết bởi sự tác động thô bạo của con người: Những rạn san hô đã và bị phá hủy, chết - một thông điệp đau xót gửi đến những ai  vô cảm với môi trường biển…

Cây xanh chết khô, rác thải tràn lan trên đại lộ 1.500 tỉ ở Hà Nội

Lan Nhi |

Mặc dù mới được thông xe, thế nhưng sau vài tháng hoạt động Đại lộ Chu Văn An (tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La, TP. Hà Nội) đã trở nên nhếch nhác khó tin. Cây xanh vừa trồng đã chết khô, vỉa hè bất ngờ trở thành nơi tập kết rác thải, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Cuộc chiến Gaza có số thương vong ở mức báo động

Bùi Đức |

Số người thiệt mạng do cuộc chiến ở Dải Gaza đã vượt qua 42.000 sau khi Israel thực hiện 2 cuộc không kích khu vực này trong ngày 9.10.

Bản tin công đoàn: Lí do người có công chưa nhận trợ cấp mới

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có nội dung chính: Người có công chưa được nhận trợ cấp theo đợt mới; Thu nhập bình quân lao động đạt 7,6 triệu đồng mỗi tháng,…

Soi thành tích 4 ứng cử viên vô địch chung kết Olympia 2024

Mai Huyền - Việt Anh |

4 ứng cử viên vô địch chung kết Olympia 2024 đều sở hữu bảng thành tích đáng nể.

Trắng đêm chăm con mắc bệnh sởi trở nặng trong bệnh viện

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Bệnh sởi biến chứng nguy hiểm, nhiều phụ huynh phải thức trắng đêm chăm con trong Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ.

Nhiều ấn phẩm sách đặc sắc viết về Hà Nội

Thanh Hương |

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu loạt sách hay viết về Hà Nội.

Rác thải lấn biển, “nhấn chìm” đảo: Đảo Ngọc sẽ chìm giữa biển... rác

Lâm Điền |

Rác bập bềnh bờ biển, nước thải từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh xả thẳng ra môi trường... một sự thật đau lòng. Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ chìm giữa biển rác nếu không sớm có giải pháp cải thiện hữu hiệu.

Rác thải lấn biển, “nhấn chìm” đảo

Thanh Chung - Nhiệt Băng |

Quá tải các bãi rác không chỉ là vấn đề nóng ở các đô thị lớn, mà đã thành vấn nạn nhức nhối ở cả vùng nông thôn, biển, đảo. Từ Quảng Nam, tới Nha Trang, Khánh Hòa,… hiện, hầu hết cửa sông, cửa biển, đảo ven bờ ngập rác thải. Không chỉ môi trường ô nhiễm trầm trọng, hình ảnh du lịch bị hủy hoạt, đời sống người dân cũng bị đảo lộn bởi rác từ nơi khác dồn về. Có những vùng biển sâu đang dần chết bởi sự tác động thô bạo của con người: Những rạn san hô đã và bị phá hủy, chết - một thông điệp đau xót gửi đến những ai  vô cảm với môi trường biển…

Cây xanh chết khô, rác thải tràn lan trên đại lộ 1.500 tỉ ở Hà Nội

Lan Nhi |

Mặc dù mới được thông xe, thế nhưng sau vài tháng hoạt động Đại lộ Chu Văn An (tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La, TP. Hà Nội) đã trở nên nhếch nhác khó tin. Cây xanh vừa trồng đã chết khô, vỉa hè bất ngờ trở thành nơi tập kết rác thải, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.