Ký ức liệt sĩ Gạc Ma qua lời kể của người thân

Hữu Long - Hoài Luân |

Khánh Hòa - Sự kiện Gạc Ma đã qua 35 năm, nhưng người còn sống vẫn giữ những di vật và kỷ niệm về các liệt sĩ đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo dân tộc.

Những hy sinh đã hóa thành bất tử

Những ngày đầu tháng 3, bà Đỗ Thị Hà (56 tuổi, trú phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh) từ TP.HCM trở về nhà ở TP.Cam Ranh để sửa soạn bàn thờ và lên thắp hương cho chồng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Chồng bà Đỗ Thị Hà là liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh (Phó đảo Gạc Ma - Lữ đoàn 146), hy sinh ngày 14.3.1988 trong sự kiện Gạc Ma.

Trong ký ức của bà Hà, liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh là người thông minh, sống chan hòa với đồng nghiệp và bà con hàng xóm. Vào năm 1986, bà Đỗ Thị Hà và chồng là ông Đinh Ngọc Doanh kết hôn.

Những hình ảnh quý hiểm về chồng được bà Lê Thị Hà lưu giữ đến hôm nay. Ảnh: Hữu Long
Những hình ảnh về người chồng luôn được bà Hà trân trọng gìn giữ. Ảnh: Hữu Long

Cuộc sống vợ chồng những năm đầu hôn nhân tuy vất vả nhưng hạnh phúc, ngập tràn tiếng cười sau sự ra đời của cô con gái tên Đinh Thị Mỹ Lệ.

Khi con gái 13 tháng tuổi, chồng về nhà báo tin nhận nhiệm vụ từ lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 cử ông ra đảo Gạc Ma, lòng bà Hà có chút lo lắng.  Tuy vậy, bà tự trấn an bản thân và động viên chồng an tâm đi công tác xa. Ở nhà, bà sẽ chăm sóc con gái chu đáo, đợi ngày chồng trở về.

Có một kỷ niệm mà bà Hà nhớ lại là trước khi ra Gạc Ma, ông Đinh Ngọc Doanh đã gom toàn bộ kỷ vật bỏ vào rương mang về nhà giao cho bà. Đêm trước ngày ra đảo, ông Doanh hứa nhiệm vụ xong sẽ về đưa hai mẹ con ra Ninh Bình, thăm gia đình nhà nội.

Lời hứa đó của chồng mãi không bao giờ thành hiện thực bởi trong lúc làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma (ngày 14.3.1988), ông Đinh Ngọc Doanh đã hi sinh anh dũng...

Thấm thoắt sự kiện Gạc Ma đã trải qua gần 35 năm nay, thế nhưng những hình ảnh của người chồng, những kỷ vật anh để lại vẫn được bà Đỗ Thị Hà trân trọng gìn giữ. Bà bảo, những kỷ vật, những huân, huy chương mà chồng đạt được chính là động lực để bà làm việc, nuôi nấng con cái nên người, không phụ sự hy sinh của người chồng đã mất.

Thắp tiếp ngọn lửa yêu nước

Thượng úy Trần Thị Thủy (35 tuổi) đang công tác tại Vùng 4 Hải quân là con gái của liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - Đảo phó đảo Gạc Ma - lữ đoàn 146. Ít ai biết thiếu úy Trần Văn Phương nhận nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma khi vợ ông mang thai con gái đầu lòng được 1 tháng.

Thượng úy Trần Thị Thủy vẫn còn lưu giữ những bài thơ tình mà bố gửi cho mẹ lúc còn sống. Ảnh: Hữu Long
Thượng úy Trần Thị Thủy vẫn còn lưu giữ những bài thơ tình năm xưa của bố gửi cho mẹ. Ảnh: Hữu Long

Chị Thủy sinh ra và lớn lên trong căn nhà bên dòng sông Gianh ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch mà nay là phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. Từ ngày con nhỏ, chị đã có một ước mơ được công tác tại Vùng 4 Hải quân – nơi bố từng công tác.

Vào năm 2010, chị được lãnh đạo tạo điều kiện công tác tại Vùng 4 Hải quân và vinh dự làm đại biểu ra thăm Trường Sa năm ấy. Khi tàu đến vùng biển đảo Gạc Ma, cảm giác của chị Thủy vô cùng xúc động, cảm nhận như bố ở rất gần và mỉm cười với con gái.

“Giữa biển Gạc Ma, bỗng dưng có sóng điện thoại nên tôi điện về mẹ. Nghe tin tôi đang ở khu vực đảo Gạc Ma – nơi bố từng hi sinh, hai mẹ con vỡ òa cùng nhau khóc” – chị Thủy kể lại.

Sau chuyến đi đấy, chị Thủy may mắn được 3 lần quay trở lại Trường Sa. Mỗi lần đến với vùng biển Gạc Ma, cảm giác xúc động vẫn còn nguyên như lần đầu.

Là con gái của anh hùng liệt sĩ trong sự kiện Gạc Ma nên chị Trần Thị Thủy luôn ý thức trong công việc và giáo dục tinh thần yêu nước cho con gái trong nhà. Chị bảo rằng, sự hy sinh của bố và 63 liệt sĩ trong sự kiện Gạc Ma năm xưa là chỗ dựa tinh thần để thế hệ hôm nay học tập và thi đua bảo vệ tổ quốc.

Hữu Long - Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Chưa bao giờ Gạc Ma gần đất liền đến thế!

Hữu Long |

Dự án Bảo tàng Trường Sa đang được tỉnh Khánh Hòa gấp rút xây dựng để khớp nối với giai đoạn 1 - Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, tạo thành một điểm đến linh thiêng đối với người dân, du khách trong và ngoài nước. Công trình là lời tri ân của nhân dân, cán bộ, công nhân, viên chức lao động cả nước đối với sự hy sinh của các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo dân tộc.

Thăm hỏi, động viên 3 gia đình liệt sĩ Gạc Ma tại Hải Phòng

Mai Dung |

Đại diện Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng vừa đến thăm, tặng quà 3 gia đình liệt sĩ Gạc Ma tại Hải Phòng nhân kỷ niệm 35 năm trận chiến Gạc Ma (1988-2023).

Thái Bình: Thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ Gạc Ma

TRUNG DU |

Ngày 10.3, phóng viên thường trú Báo Lao Động tại tỉnh Thái Bình và đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hưng Hà đã tìm về nhà thắp hương kính viếng anh linh liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm (ở thôn Phú Hội, xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà), thăm hỏi sức khỏe và trao tặng quà của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng đến thân nhân liệt sĩ.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.