Mưa 10 ngày bằng cả tháng, người dân Bạc Liêu bắc cầu tạm vào nhà

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Từ ngày 10.7 đến nay, ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL liên tục xuất hiện nhiều cơn mưa lớn, kéo dài, với lượng mưa đo được rất cao làm cho mực nước dâng cao gây ngập úng nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Tại Bạc Liêu, theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trong 10 ngày, từ ngày 14 - 24.7, lượng mưa đo được bằng cả tháng trước đó cộng lại.

Lúa, màu ngập sâu trong nước

Theo ghi nhận của phóng viên, từ ngày 23.7 trời dứt mưa, nhưng đến chiều ngày 24.7, tại nhiều nơi trên địa bàn huyện Phước Long và huyện Hồng Dân, hàng trăm căn nhà và nhiều đồng lúa hè thu của người dân vẫn còn ngập sâu trong nước.

Nhiều ruộng lúa hè thu từ 30 đến 40 ngày tuổi ở Bạc Liêu bị ngập úng, thiệt hại trên 70%
Nhiều ruộng lúa hè thu từ 30 đến 40 ngày tuổi ở Bạc Liêu bị ngập úng, thiệt hại trên 70%. Ảnh: Văn Sỹ
Nông dân Bạc Liêu tích cực bơm tát nước để giảm thiệt hại ruộng lúa hè thu
Nông dân Bạc Liêu tích cực bơm tát nước để giảm thiệt hại ruộng lúa hè thu. Ảnh: Văn Sỹ

Ông Trần Công Định (ấp Vĩnh Phú B, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) cho biết: Khoảng nửa tháng qua, việc sinh hoạt của gia đình ông bị xáo trộn và gặp nhiều khó khăn. Nước tràn lên sân, vườn cây, gia đình ông phải mang xe gắn máy gửi nhà hàng xóm và tạm thời bắc cầu cây để đi từ lộ vào nhà. Ngoài đồng, hơn 15 công lúa hè thu của gia đình cũng chìm trong nước.

Nước ngập sân, gia đình ông Trần Công Định (huyện Phước Long) phải bắt cầu gỗ đi tạm từ lộ vào nhà
Nước ngập sân, gia đình ông Trần Công Định phải bắc cầu gỗ tạm để vào nhà. Ảnh: Văn Sỹ

“Nhiều năm rồi đâu có tình trạng mới giữa tháng 6 âm lịch mà mưa dầm, rồi nước dâng cao như vậy. Trước đây, nước có dâng ngập thì cũng vào tháng 9, tháng 10 mới xảy ra. Chuyện khó khăn trong sinh hoạt mình chịu đựng được, chỉ rầu lo là lúa bị ngập như vầy thiệt hại gần hết, tới thu hoạch không đủ gỡ gạc lại tiền phân bón, thuốc trừ sâu, lúa giống rồi”, lão nông Trần Công Định than thở.

Theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phước Long, hơn 1.500 hecta lúa hè thu trong huyện ở giai đoạn từ 30 đến 40 ngày tuổi bị ngập nước, mức độ thiệt hại từ 70% trở lên. Trong đó, các cánh đồng bị ngập đa phần nằm ngoài đê bao và những vùng trũng thấp.

Hơn 1.500 hec ta lúa hè thu từ 30 đến 40 ngày tuổi ở huyện Phước Long bị ngập úng
Hơn 1.500 hecta lúa hè thu từ 30 đến 40 ngày tuổi ở huyện Phước Long bị ngập úng. Ảnh: Văn Sỹ

“Trước những thiệt hại, ảnh hưởng trong sản xuất của người dân, những ngày qua, đơn vị cử cán bộ bám sát các địa bàn để chỉ đạo vận hành các trạm bơm cứu lúa, giảm bớt thiệt hại đồng thời, rà soát, thống kê thiệt hại để đề xuất hỗ trợ trong thời gian tới”, ông Nguyễn Hoàng Mến, Trưởng phòng NNPTNT huyện Phước Long, cho biết thêm.

Nỗ lực giảm thiệt hại

Ông Lai Thanh Ẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Ngay sau vài trận mưa lớn, Sở NNPTNT cùng Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã cử nhiều đoàn công tác đến khảo sát tại các địa phương bị ảnh hưởng do ngập úng, nhằm đưa ra phương án xử lý.

Nhiều vườn bắp của nông dân ở Bạc Liêu cũng bị ngập đến tận đọt
Dù được tích cực bơm tát, nhiều ruộng bắp ở Bạc Liêu vẫn bị ngập gần đến ngọn. Ảnh: Văn Sỹ

“Chúng tôi phối hợp chỉ đạo cho các đơn vị vận hành liên tục mở các cống tại tất cả địa phương trong tỉnh để tháo nước, nhằm giúp giảm mực nước trên các tuyến kênh nội đồng, cứu trà lúa hè thu.

Tuy nhiên, do mưa dầm liên tục kéo dài và mực nước dưới các tuyến sông, kênh cũng khá cao nên xảy ra tình trạng ngập nhà, vườn cây, ruộng lúa của nhiều người dân. Qua nắm tình hình sơ bộ, 2 địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do ngập nước nặng nhất là huyện Phước Long và Hồng Dân. Sau khi thống kê và đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, chúng tôi sẽ có đề xuất cấp trên xem xét hỗ trợ cho người dân”, ông Lai Thanh Ẩn chia sẻ.

Ông Ẩn cũng thông tin thêm, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, trong vài ngày tới, lượng mưa khu vực phía Nam, trong đó có tỉnh Bạc Liêu sẽ giảm. Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ cho vận hành mở toàn bộ hệ thống cống thoát nước tiêu úng. "Hy vọng sẽ giúp cho người dân ở vùng đang ngập nước giảm bớt thiệt hại, sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất”, ông Ẩn nói.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội mưa dông, những tuyến đường nào khả năng ngập lụt?

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo mưa dông diện rộng ở Hà Nội chiều và tối nay 22.7.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Lào Cai, Yên Bái

Minh Nguyễn |

Theo dự báo, khu vực các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tiếp tục có mưa, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét và ngập úng cục bộ.

Bạc Liêu: Mưa dầm gây thiệt hại nhiều rau màu của nông dân

Văn Sỹ |

Tại nhiều tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều trận mưa lớn kéo dài trong một tuần qua không chỉ gây sập đổ, tốc mái nhà, sạt lở đất mà còn gây thiệt hại nhiều diện tích rau màu và cây trồng của người dân. Ghi nhận của Phóng viên tại thành phố Bạc Liêu, địa phương có diện tích trồng rau màu lớn nhất tỉnh, hàng chục hec ta rau màu bị ngập úng có khả năng mất trắng.

Arsenal giành 3 điểm trên sân Tottenham

Nhóm PV |

Bàn thắng duy nhất của Gabriel giúp Arsenal thắng trên sân Tottenham ở vòng 4 Premier League tối 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...

Ngang nhiên rào tôn chắn cửa sổ nhà dân giữa Hà Nội

Minh Hạnh |

Hà Nội - Một nhóm người tự ý rào tôn chắn cửa sổ nhà dân, khiến căn nhà bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, khó cứu nạn, cứu hộ.

Cơn bão mạnh nhất 75 năm sắp đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Song Minh |

Bão Bebinca có thể trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc kể từ năm 1949.