Người dân loay hoay tìm cách thích ứng khi giá xăng lập đỉnh

QUỲNH TRANG |

Hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu đạt mức kỷ lục. Giá xăng tăng kéo theo nỗi lo của không ít người dân khi mức chi tiêu tăng, buộc nhiều người phải tính đến các phương án để cân đối tài chính, giảm bớt chi phí sinh hoạt, trong bối cảnh người lao động chỉ mới quay trở lại làm việc sau thời gian giãn cách vì dịch COVID-19.

Người dân thắt chặt chi tiêu

Hiện nay, giá xăng E5RON92 là 28.985 đồng/lít, xăng RON95-III là 29.824 đồng/lít. Giá xăng tăng cao đã tác động lớn đến đới sống người dân. Để đảm bảo cuộc sống, nhiều người quyết định thay đổi thói quen tiêu dùng và sinh hoạt hàng ngày, cắt bỏ những khoản chi tiêu không thiết yếu, hay thậm chí là thay đổi cả phương tiện đi lại.

Ông Nguyễn Xuân Hiển (quận Cầu Giấy, Hà Nội), đang làm bảo vệ tại quận Thanh Xuân, vừa mới được đi làm trở lại sau những ngày tháng dài phải nghỉ việc, cắt giảm giờ làm do dịch COVID-19. Kinh tế trước đó đã bị ảnh hưởng, nay lại phải đối mặt với khó khăn do giá xăng tăng cao khiến ông càng thêm lo lắng.

Giá xăng tăng sau một năm thu nhập giảm sút bởi dịch Covid- 19 khiến nỗi lo về tài chính của ông Nguyễn Xuân Hiển càng lớn hơn.
Giá xăng tăng sau một năm thu nhập giảm sút bởi dịch COVID-19 khiến nỗi lo về tài chính của ông Nguyễn Xuân Hiển càng lớn hơn.

“Giá xăng dầu tăng, kéo theo giá cả nhiều thứ cũng tăng theo. Thu nhập thấp, công việc không ổn định do dịch COVID-19, nay còn phải chạy theo giá cả nên tôi thấy rất khó để cân đối chi tiêu” - ông Hiển nói.

Mỗi lần di chuyển bằng xe máy, ông đều phải cân nhắc. Ông mong giá cả xăng dầu sẽ ổn định trở lại để cuộc sống của người dân đỡ vất vả.

Không chỉ những người lao động lớn tuổi, sinh viên mới ra trường vẫn chưa ổn định thu nhập như chị Nguyễn Thị Giang (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mới ra trường, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến việc tìm việc làm đúng chuyên ngành học trở nên khó khăn, chị Giang phải đi làm thêm để có mức thu nhập hàng tháng là 5 triệu đồng. Trong tình hình giá xăng leo dốc, chị quyết định thực hành lối sống tiết kiệm, hạn chế ra đường so với lúc trước để tiết kiệm xăng, cắt giảm chi tiêu hàng ngày với hy vọng có thể đủ tiền chi trả các khoản thiết yếu khác như tiền phòng trọ, chi phí ăn uống. Tuy nhiên, các mặt hàng thiết yếu cũng tăng giá khiến mức chi tăng vọt, chị Giang phải tính đến việc chuyển sang di chuyển bằng các phương tiện công cộng.

Chị Giang cho hay: “Nếu xăng cứ tiếp tục tăng, tôi sẽ phải đi xe buýt hoặc đi tàu cao điện trên cao để giảm thiểu chi tiêu nhiều nhất có thể. Hiện tại, một tuần tôi chi hết 150 nghìn đồng tiền xăng, nhưng nếu đi xe buýt, 1 tháng mất khoảng 200 nghìn đồng thôi. Dù bất tiện nhưng vẫn phải cố gắng”.

Người giao hàng gặp khó

Là shipper giao hàng nhiều năm nay, chị Trần Kim Yến (quận Đống Đa, Hà Nội) lo lắng khi liên tục nghe tin giá xăng tăng. Thông thường, mọi chi phí như tiền xăng xe, phí hao mòn xe đều do chị chủ động để thực hiện công việc. Dù giá xăng tăng nhưng phí giao hàng vẫn không thay đổi khiến thu nhập của chị bị giảm đáng kể.

Chị Yến cho biết: “Bình thường xăng không cao, tôi chỉ cần đổ 50 nghìn đồng thôi, nhưng bây giờ phải đổ 70 nghìn đồng mới đầy bình xăng. Mỗi ngày đều phải tự túc đổ xăng, đi theo đơn hàng”.

Mức thu nhập trong một ngày lúc trước của chị khi giá xăng chưa tăng là khoảng 250 nghìn đồng, nay còn hơn 200 nghìn đồng. Nhằm ổn định mức thu nhập để lo cho gia đình, trong khoảng thời gian chờ giá xăng “hạ nhiệt”, chị Yến buộc phải nhận thêm nhiều đơn hàng, làm nhiều hơn 2 giờ so với những ngày trước.

Chị Trần Kim Yến (người giao hàng) chuyển từ làm 6 tiếng/ ngày lên 8 tiếng/ ngày để đảm bảo thu nhập không bị ảnh hưởng do giá xăng tăng.
Chị Trần Kim Yến (người giao hàng) chuyển từ làm 6 tiếng/ngày lên 8 tiếng/ngày để đảm bảo thu nhập không bị ảnh hưởng do giá xăng tăng.

Cùng chung nỗi lo, anh Nguyễn Huy Khánh (Cầu Giấy, Hà Nội) làm nghề lái xe tải đường dài để vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh thành miền Bắc cũng gặp thế khó khi giá xăng dầu tăng cao. Trước tình trạng giá xăng dầu tăng mạnh, anh buộc phải điều chỉnh phí cước vận chuyển hàng hóa để đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, việc tăng giá cước cũng là quyết định khó khăn với anh bởi sự cạnh tranh về giá giữa các hãng vận tải.

Anh Khánh nói: “Giá xăng dầu tăng cao nên tôi phải tăng giá cước vận tải. Nhưng việc tăng giá cũng rất khó. Hiện nay, có rất nhiều hãng vận tải, nếu chào hàng với giá cao hơn thì cũng có khả năng sẽ mất khách”.

Theo anh Khánh, cùng một điểm nhận nhưng giá cước nay đã thay đổi. Có đơn hàng lớn từ Hà Nội đến Hải Phòng giá cước trước đây là 800 nghìn đồng thì đến nay buộc phải tăng lên 1 triệu đồng.

Tác động kép của COVID-19 và giá xăng khiến nhiều người dân khó chồng khó. Trong thời gian tới, ngoài hạn chế đi lại, tiết kiệm những khoản chi không cần thiết, việc lựa chọn các phương tiện công cộng để di chuyển là những cách để người dân thắt chặt chi tiêu, đảm bảo mức chi tiêu hàng ngày.

Trước đó, từ ngày 10.3, Grab đã có thông báo tăng giá cước một số dịch vụ để thích ứng với biến động giá xăng dầu và giá tiêu dùng.

Trong đó, GrabCar tăng giá 2km đầu tiên của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội và TP.HCM lên 29.000 đồng, xe 7 chỗ lên 34.000 đồng. Mỗi kilômet tiếp theo lên 10.000 đồng...

QUỲNH TRANG
TIN LIÊN QUAN

Tài xế xe công nghệ tại Đà Nẵng ế ẩm vì giá xăng tăng

Nguyễn Linh |

Giá xăng dầu tăng mạnh vào đầu tháng 3 khiến các tài xế xe công nghệ tại Đà Nẵng đã vắng khách lại càng ế ẩm hơn.

Giá xăng gần 30.000: Chọn mua xe tay ga nào để tiết kiệm nhiên liệu?

Anh Tuấn (ẢNH: HONDA, YAMAHA) |

Trong bối cảnh giá xăng tăng liên tiếp và đang ở mức cao nhất trong lịch sử, chi phí nhiên liệu là một yếu tố quan trọng được người tiêu dùng xem xét khi chọn mua xe tay ga.

Giá xăng dầu tăng vọt, hãy thay đổi thói quen để thích nghi

Lê Thanh Phong |

Kỳ điều chỉnh giá xăng dầu chiều 11.3, giá xăng E5 RON 92 tăng 2.910 đồng, RON 95 tăng 2.990 đồng và dầu tăng 2.520-3.950 đồng một lít. Đây là lần tăng thứ 7 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12.2021 đến nay.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Đường tranh bích họa lỗi thời, vắng du khách

Nguyễn Linh |

Đường tranh bích họa thuộc quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) vắng vẻ du khách khiến người dân địa phương không thể khai thác kinh tế từ “con đường” du lịch này.

Tài xế xe công nghệ tại Đà Nẵng ế ẩm vì giá xăng tăng

Nguyễn Linh |

Giá xăng dầu tăng mạnh vào đầu tháng 3 khiến các tài xế xe công nghệ tại Đà Nẵng đã vắng khách lại càng ế ẩm hơn.

Giá xăng gần 30.000: Chọn mua xe tay ga nào để tiết kiệm nhiên liệu?

Anh Tuấn (ẢNH: HONDA, YAMAHA) |

Trong bối cảnh giá xăng tăng liên tiếp và đang ở mức cao nhất trong lịch sử, chi phí nhiên liệu là một yếu tố quan trọng được người tiêu dùng xem xét khi chọn mua xe tay ga.

Giá xăng dầu tăng vọt, hãy thay đổi thói quen để thích nghi

Lê Thanh Phong |

Kỳ điều chỉnh giá xăng dầu chiều 11.3, giá xăng E5 RON 92 tăng 2.910 đồng, RON 95 tăng 2.990 đồng và dầu tăng 2.520-3.950 đồng một lít. Đây là lần tăng thứ 7 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12.2021 đến nay.